Hệ thống phần mềm dùng trong đào tạo trực tuyến đối với giáo dục đại học (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 30/2023/TT-BGDĐT thì hệ thống phần mềm dùng trong đào tạo trực tuyến đối với giáo dục đại học bao gồm:
- Cơ sở đào tạo sử dụng riêng hoặc kết hợp sử dụng giữa các phần mềm quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 5 Thông tư 30/2023/TT-BGDĐT.
- Phần mềm tổ chức đào tạo trực tuyến đồng bộ có chức năng tối thiểu sau:
+ Giúp người dạy tổ chức các hoạt động đào tạo trực tuyến đồng bộ; hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập đồng thời cho tất cả người học tham dự trong cùng một không gian học tập thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ, chuyển tải học liệu đào tạo đến người học.
+ Giúp người học tham gia các hoạt động đào tạo trực tuyến; tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực với người dạy và những người học khác trong cùng một không gian học tập.
- Phần mềm tổ chức đào tạo trực tuyến không đồng bộ có chức năng tối thiểu sau:
+ Giúp người dạy lên kế hoạch đào tạo trực tuyến không đồng bộ, chuyển tải học liệu tới người học, giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học; theo dõi và hỗ trợ người học khai thác nội dung học tập; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của người học.
+ Cho phép người học truy cập, khai thác nội dung học tập; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của người dạy; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với người dạy và các người học khác trong cùng không gian học tập.
+ Cho phép cơ sở đào tạo quản lý hồ sơ, tiến trình học tập, kết quả học tập của người học và các hoạt động dạy của người dạy; ghi nhận một cách trung thực, chính xác quá trình học tập của từng người học; hỗ trợ quản lý các thông tin khác theo yêu cầu cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý giáo dục.
- Phần mềm quản lý nội dung học tập trực tuyến bao gồm các chức năng như phần mềm tổ chức đào tạo trực tuyến không đồng bộ (quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 30/2023/TT-BGDĐT) và chức năng cho phép người dạy thiết kế nội dung học tập, học liệu đào tạo trực tuyến.
- Phần mềm đào tạo trực tuyến mở đại chúng (MOOC) bao gồm các chức năng như hệ thống phần mềm tổ chức đào tạo trực tuyến không đồng bộ (theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 30/2023/TT-BGDĐT) và chức năng cung cấp đa dạng về nội dung và hình thức tổ chức khóa học trực tuyến; được áp dụng đào tạo trực tuyến trên quy mô lớn về người học, người dạy, cơ sở đào tạo.
Nguyên tắc, yêu cầu chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến với giáo dục đại học được quy định tạI Điều 5 Thông tư 30/2023/TT-BGDĐT như sau:
- Phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo trong đào tạo trực tuyến.
- Đào tạo trực tuyến phải bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của chương trình đào tạo đã được ban hành; quy trình, nội dung và chất lượng đào tạo trực tuyến phải liên tục được cải thiện; luôn cập nhật công nghệ tiên tiến, phù hợp nhất để triển khai đào tạo trực tuyến.
- Bảo đảm công bằng trong tiếp cận, tham gia các hoạt động đào tạo trực tuyến, lấy lợi ích của người học làm trung tâm.
- Cơ sở đào tạo có thể tự đầu tư hoặc thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho tổ chức triển khai đào tạo trực tuyến; tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thông tin, an toàn thông tin cá nhân, an ninh mạng và sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.
- Bảo đảm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu theo quy định Thông tư 30/2023/TT-BGDĐT.
Võ Tấn Đại