Năm 2025, là lao động chính trong gia đình có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

22/08/2024 09:15 AM

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về năm 2025, là lao động chính trong gia đình có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Năm 2025, là lao động chính trong gia đình có được miễn nghĩa vụ quân sự không? (Hình từ internet)

1. Nghĩa vụ quân sự là gì?

Theo Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thì nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

- Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.

2. Năm 2025, là lao động chính trong gia đình có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Công dân thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được miễn gọi nhập ngũ bao gồm:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên

Đồng thời, tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết: 10 bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2025

Như vậy, căn cứ những quy định nêu trên, người là lao động chính không phải là đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự mà chỉ được miễn nếu thuộc vào các trường hợp nêu trên. 

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung tại Luật Dân quân tự vệ 2019) có đề cập đến một trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ có liên quan đó là:

Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công dân là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

Theo đó, để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, công dân phải là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.

3. Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Lưu ý: Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định nêu trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

(Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015)

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 1,917

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079