Mức thù lao của giáo viên thỉnh giảng được tính thế nào?

02/10/2024 18:00 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung chi tiết về mức thù lao của giáo viên thỉnh giảng.

Mức thù lao của giáo viên thỉnh giảng được tính thế nào?

Mức thù lao của giáo viên thỉnh giảng được tính thế nào? (Hình từ internet)

Mức thù lao của giáo viên thỉnh giảng được tính thế nào?

Căn cứ Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về quyền của nhà giáo thỉnh giảng như sau:

1. Được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật.

2. Được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại cơ sở thỉnh giảng, được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của pháp luật.

3. Được cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết; được đánh giá, xếp loại, khen thưởng nếu có thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.

Như vậy, mức thù lao của giáo viên thỉnh giảng sẽ được tính dựa trên sự thỏa thuận của giáo viên thỉnh giảng và cơ sở thỉnh giảng.

Tiêu chuẩn đối với giáo viên thỉnh giảng

Tiêu chuẩn đối với giáo viên thỉnh giảng được quy định tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT như sau:

- Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân:

Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về việc được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

Giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.

- Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân:

Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.

- Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

- Đối với hoạt động hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ:

Giảng viên thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về việc được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

- Đối với hoạt động hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục, giảng viên, giáo viên thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.

- Đối với hoạt động tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:

+ Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;

+ Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;

+ Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;

+ Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.

Hạn mức giờ đối với giáo viên thỉnh giảng

Theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT thì hạn mức giờ đối với giáo viên thỉnh giảng như sau:

Tổng số giờ thỉnh giảng trong một năm học của một giảng viên, giáo viên thỉnh giảng không vượt quá tổng định mức giờ giảng dạy và giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật đối với giảng viên, giáo viên trong biên chế, giảng viên, giáo viên cơ hữu thực hiện cùng nhiệm vụ.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 1,611

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079