Thủ tục quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia (Hình ảnh từ Internet)
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển.
- Quy hoạch cao hơn.
- Quy hoạch thời kỳ trước.
(Tại Điều 20 Luật Quy hoạch 2017)
Tại Điều 34 Luật Quy hoạch 2017 quy định thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch như sau:
- Quốc hội quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Đối với quy hoạch Thủ đô, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội.
Căn cứ Điều 35 Luật Quy hoạch 2017 thì hồ sơ trình quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch bao gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
- Tờ trình;
- Báo cáo quy hoạch;
- Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
- Báo cáo thẩm định quy hoạch; bản sao ý kiến của chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan; báo cáo phản biện của tư vấn phản biện độc lập (nếu có);
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
- Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
Cụ thể, tại Điều 36 Luật Quy hoạch 2017 quy định thủ tục quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia như sau:
- Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ trình quyết định quy hoạch đến cơ quan của Quốc hội để thẩm tra.
- Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung quy hoạch. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra.
- Nội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề sau đây:
+ Sự phù hợp của nội dung quy hoạch với chủ trương, đường lối của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Sự phù hợp của quy hoạch với quy định tại Mục 2 Chương II Luật Quy hoạch 2017;
+ Tính khả thi của quy hoạch và điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thực hiện quy hoạch.
- Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.