Số lượng các bộ của Chính phủ qua các nhiệm kỳ (Hình từ internet)
Căn cứ: Nghị quyết 08/2021/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Quốc hội ban hành.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 18 Bộ và 04 cơ quan ngang Bộ:
1. Bộ Quốc phòng;
2. Bộ Công an;
3. Bộ Ngoại giao;
4. Bộ Nội vụ;
5. Bộ Tư pháp;
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
7. Bộ Tài chính;
8. Bộ Công Thương;
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
10. Bộ Giao thông vận tải;
11. Bộ Xây dựng;
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường;
13. Bộ Thông tin và Truyền thông;
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
16. Bộ Khoa học và Công nghệ;
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo;
18. Bộ Y tế;
19. Ủy ban Dân tộc;
20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
21. Thanh tra Chính phủ;
22. Văn phòng Chính phủ.
Căn cứ: Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Quốc hội ban hành.
Theo đó, Chính phủ nhiệm kỳ 2016- 2021 sẽ có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ, cơ bản giữ nguyên như nhiệm kỳ khóa trước (khóa XIII).
Căn cứ: Nghị quyết 03/2011/QH13 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII do Quốc hội ban hành.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII gồm có 22 bộ và cơ quan ngang bộ.
1. Bộ Quốc phòng;
2. Bộ Công an;
3. Bộ Ngoại giao;
4. Bộ Nội vụ;
5. Bộ Tư pháp;
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
7. Bộ Tài chính;
8. Bộ Công thương;
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
10. Bộ Giao thông vận tải;
11. Bộ Xây dựng;
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường;
13. Bộ Thông tin và Truyền thông;
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
16. Bộ Khoa học và Công nghệ;
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo;
18. Bộ Y tế.
19. Ủy ban Dân tộc;
20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
21. Thanh tra Chính phủ;
22. Văn phòng Chính phủ.
Căn cứ: Nghị quyết 01/2007/QH12 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII do Quốc hội ban hành
Cụ thể, số lượng các bộ của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011) gồm:
1. Bộ quốc phòng,
2. Bộ Công An,
3. Bộ Ngoại Giao,
4. Bộ Nội vụ,
5. Bộ Tư pháp,
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
7. Bộ Tài chính,
8. Bộ Công thương,
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
10. Bộ Giao thông vận tải,
11. Bộ Xây dựng,
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường,
13. Bộ Thông tin và Truyền thông,
14. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
16. Bộ Khoa học và Công nghệ,
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo,
18. Bộ Y tế.
19. Ủy ban Dân tộc,
20. Ngân hàng nhà nước Việt Nam,
21. Thanh tra Chính phủ,
22. Văn phòng Chính phủ.
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về cơ cấu tổ chức Chính phủ gồm 20 bộ và 6 cơ quan ngang bộ;
Trong đó, đổi tên Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường thành Bộ Khoa học và Công nghệ; Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ thành Bộ Nội vụ; ủy ban Dân tộc và Miền núi thành ủy ban Dân tộc. Thành lập mới: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Bưu chính, Viễn thông; ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.