Trình tự ban hành VBQPPL của HĐND và UBND theo thủ tục rút gọn từ 01/07/2025 (Hình từ Internet)
Chính phủ ban hành Nghị định 187/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2025/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp để tổ chức Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Tại Nghị định 187/2025/NĐ-CP quy định Trình tự ban hành VBQPPL của HĐND và UBND theo thủ tục rút gọn như sau:
Tại Nghị định Nghị định 187/2025/NĐ-CP trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp như sau:
(1) Việc đề nghị, quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện trước hoặc trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
(2) Văn bản đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật gồm các nội dung sau đây:
- Sự cần thiết ban hành, trong đó nêu rõ vấn đề phát sinh trong thực tiễn, dự báo tác động tiêu cực đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và hậu quả có thể xảy ra nếu không kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết;
- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
-Dự kiến nội dung chính của văn bản quy phạm pháp luật;
- Căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
(3) Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn thực hiện theo quy định như sau:
- Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức việc soạn thảo;
- Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể đăng tải dự thảo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình, trừ trường hợp điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; có thể lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và thực hiện truyền thông nội dung dự thảo. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến ít nhất là 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia góp ý kiến.
(4) Việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện như sau:
- Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo gồm văn bản đề nghị thẩm định; dự thảo tờ trình; dự thảo văn bản; bản so sánh, thuyết minh nội dung dự thảo; tài liệu khác (nếu có);
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định dự thảo. Đối với dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì thời gian thẩm định không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
- Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình ý kiến thẩm định. Trường hợp cơ quan thẩm định kết luận dự thảo chưa đủ điều kiện trình, cơ quan chủ trì soạn thảo phải tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo để thẩm định lại. Việc thẩm định lại được thực hiện theo quy định tại như trên.
(5) Việc thẩm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện như sau:
- Hồ sơ gửi thẩm tra gồm tờ trình; dự thảo văn bản; báo cáo thẩm định; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định; bản so sánh, thuyết minh nội dung dự thảo; tài liệu khác (nếu có);
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo, cơ quan thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra dự thảo. Đối với dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì thời gian thẩm tra không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
- Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình ý kiến thẩm tra. Trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra có ý kiến dự thảo chưa đủ điều kiện trình thì cơ quan chủ trì thẩm tra xem xét trả lại hồ sơ để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện.
(6) Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết thực hiện như sau: Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua văn bản thuộc thẩm quyền. Hồ sơ trình dự thảo nghị quyết bao gồm: tờ trình; dự thảo văn bản; bản so sánh, thuyết minh nội dung dự thảo; báo cáo thẩm định; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định; tài liệu khác (nếu có).
Điều 59b Nghị định 187/2025/NĐ-CP trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
(1) Việc đề nghị, soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại như sau:
(2) Việc đề nghị, quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện trước hoặc trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
(3) Văn bản đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật gồm các nội dung sau đây:
- Sự cần thiết ban hành, trong đó nêu rõ vấn đề phát sinh trong thực tiễn, dự báo tác động tiêu cực đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và hậu quả có thể xảy ra nếu không kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết;
- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
- Dự kiến nội dung chính của văn bản quy phạm pháp luật;
- Căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
(3) Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn thực hiện theo quy định như sau:
- Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức việc soạn thảo;
- Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể đăng tải dự thảo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình, trừ trường hợp điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; có thể lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và thực hiện truyền thông nội dung dự thảo. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến ít nhất là 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia góp ý kiến.
(2) Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện như sau:
- Việc thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo quy định tại như sau:
+ Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo gồm văn bản đề nghị thẩm định; dự thảo tờ trình; dự thảo văn bản; bản so sánh, thuyết minh nội dung dự thảo; tài liệu khác (nếu có);
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định dự thảo. Đối với dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì thời gian thẩm định không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
+ Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình ý kiến thẩm định. Trường hợp cơ quan thẩm định kết luận dự thảo chưa đủ điều kiện trình, cơ quan chủ trì soạn thảo phải tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo để thẩm định lại. Việc thẩm định lại được thực hiện theo quy định như trên.
- Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: văn bản đề nghị thẩm định; dự thảo tờ trình; dự thảo văn bản; bản so sánh, thuyết minh nội dung dự thảo; tài liệu khác (nếu có).
Thời hạn thẩm định, việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định, thẩm định lại thực hiện theo quy định như trên.
(3) Việc xem xét, thông qua dự thảo quyết định thực hiện theo quy định:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký ban hành văn bản thuộc thẩm quyền;
- Ủy ban nhân dân xem xét, thông qua văn bản thuộc thẩm quyền.
Hồ sơ trình dự thảo quyết định bao gồm: tờ trình; dự thảo văn bản; bản so sánh, thuyết minh nội dung dự thảo; báo cáo thẩm định; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định; tài liệu khác (nếu có).
Trên đây là Trình tự ban hành VBQPPL của HĐND và UBND theo thủ tục rút gọn từ 01/07/2025 theo Nghị định 187/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025.