Loại xe ô tô nào phải trang bị bình chữa cháy trên xe? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 57/2015/TT-BCA (sửa đổi tại Thông tư 148/2020/TT-BCA) quy định Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:
STT |
Loại phương tiện |
Danh mục, định mức trang bị |
||
Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 3 lít |
Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 4 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 5 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 6 lít |
Đèn pin cầm tay |
||
1 |
Ô tô trên 09 chỗ ngồi |
|||
1.1 |
Ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi |
02 bình |
01 chiếc |
|
1.2 |
Ô tô trên 30 chỗ ngồi |
02 bình |
01 bình |
01 chiếc |
2 |
Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo |
01 bình |
02 bình |
01 chiếc |
Theo khoản 2 và khoản 9 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng với hành vi không có thiết bị chữa cháy trên xe.
Ngoài việc bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải lắp đầy đủ thiết bị theo quy định.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
+ Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
Phụ lục V |
+ Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
+ Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, trừ các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
+ Có phương án chữa cháy do chủ phương tiện phê duyệt.
- Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây:
+ Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
+ Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
+ Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
+ Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy;
+ Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở kính phía trước; phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
Mẫu số PC01 |
+ Phương tiện thủy nội địa, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
- Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:
+ Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt;
+ Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:
Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY
Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY
Hoặc Quét mã QR dưới đây: