Trọng Đại
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ phíTừ ngày 05/09/2013, cá nhân, tổ chức khi làm thủ tục xác minh hồ sơ tài liệu để công nhận văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nộp phí theo quy định tại Thông tư
95/2013/TT-BTC. Theo đó, đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cấp, phí phải nộp là 250.000 đồng/văn bằng.
Đối với văn bằng được cấp sau khi hoàn thành khóa đào tạo ở nước ngoài phí phải nộp là 500.000 đồng/văn bằng.
Mức phí này chỉ áp dụng đối với các văn bằng tốt nghiệp phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học; bằng thạc sỹ, tiến sỹ; không áp dụng đối với các văn bằng của các khoá đào tạo ngắn hạn.
Lĩnh vực Vi phạm hành chính Cũng từ ngày 05/09/2013, hành vi không nộp báo cáo tài chính (BCTC) sẽ bị phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với, tăng gấp 3 lần so với quy định cũ (từ 03 đến 07 triệu đồng).
Mức phạt mới này được quy định tại Nghị định
79/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
Ngoài ra, các mức phạt tiền đối với hành vi chậm nộp BCTC cũng tăng mạnh, nhiều mức phạt tăng đến 6 lần, mức phạt cao nhất đối với hành vi nộp chậm BCTC là 10 triệu đồng.
Cũng theo Nghị định, DN sẽ không bị phạt tiền đối với hành vi nộp chậm dưới 5 ngày với BCTC tháng, dưới 10 ngày đối với BCTC quý, 6 tháng, 9 tháng; dưới 15 ngày đối với BCTC năm.
Nghị định 79 sẽ thay thế Nghị định
14/2005/NĐ-CP. Lĩnh vực Tài chính nhà nước Với mục đích minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức góp phần phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng, Chính phủ đã ban hành Nghị định
78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập, thay thế Nghị định
37/2007/NĐ-CP và
68/2011/NĐ-CP. Theo đó, nghị định có quy định thêm các loại tài sản, thu nhập phải kê khai như:
- Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
- Các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
- Tổng thu nhập trong năm.
Vế đối tuợng phải kê khai hầu như không có gì thay đổi so với quy định cũ.
Về hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước Bộ Tài chính cũng vừa có một số sửa đổi bổ sung tại Thông tư
97/2013/TT-BTC. Theo đó, sẽ có một số thay đổi về mã chương như mã chương 045 “Viện Khoa học xã hội Việt Nam” được đổi tên thành “Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam”; mã Chương 046 “Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam”, thành “Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”…
Ngòai ra, Bộ cũng bổ sung thêm Khoản 534 Sự nghiệp dân số, dùng để hạch toán các khoản chi phục vụ cho các hoạt động trực tiếp liên quan công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình (thuộc Loại 520 “Y tế và các hoạt động xã hội”)
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2013.
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư
10/2013/TT-BXD để hướng dẫn nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định
15/2013/NĐ-CP. Theo đó, việc phân cấp công trình sẽ dựa trên 2 tiêu chí:
- Quy mô, công suất và tầm quan trọng của công trình (theo quy định tại phụ lục 1)
- Độ bền vững, bậc chịu lửa và các yêu cầu kỹ thuật khác tại các QCVN.
Cấp công trình sẽ được lựa chọn theo cấp cao nhất dựa trên các tiêu chí trên.
Việc phân loại này sẽ là cơ sở để xác định đối tượng công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật, thời hạn bảo hành công trình, phân cấp sự cố và giải quyết sự cố trong quá trình thi công…
Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 9/9/2013, thay thế Thông tư
27/2009/TT-BXD và một số nội dung tại Thông tư
03/2011/TT-BXD, Thông tư
02/2006/TT-BXD. Ngoài ra, Bộ cũng đã có ban hành thông tư
11/2013/TT-BXD, 13/2013/TT-BXD để huớng dẫn các nội dung khác của Nghị định
15/2013/NĐ-CP, hai thông tư này sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 10.
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN