Minh Tùng
Ngày, 10/12/2013 Thông tư
30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về
hợp đồng lao động sẽ có hiệu lực thi hành
Theo đó, đối với các HĐLĐ bị tuyên vô hiệu có tiền lương thấp hơn quy định thì hai bên phải thỏa thuận lại và NSDLĐ phải hoàn trả phần lương chênh lệch cho NLĐ.
Phần chênh lệch được tính theo công thức:
Phần lương chênh lệch = (Tiền lương thỏa thuận lại - Tiền lương cũ) x Số tháng làm việc thực tế
Trong đó, số tháng làm việc thực tế là thời gian NLĐ làm việc với mức tiền lương cũ, và không quá 12 tháng; thời gian lẻ trên 15 ngày được làm tròn 1 tháng.
Cũng vào ngày này, Nghị định
143/2013/NĐ-CP quy định về
bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo sẽ có hiệu lực thi hành
Theo đó, Nghị định xác định Trường hợp bồi hoàn chi phí đào tạo như sau:
- Không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày người học được công nhận tốt nghiệp.
- Người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc: gấp 2 (hai) lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo (cao đẳng, đại học) hoặc gấp 3 lần (thạc sĩ, tiến sĩ).
Cũng trong lĩnh vực bộ máy nhà nước, Nghị định
150/2013/NĐ-CP về việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công, viên chức có hiệu lực vào ngày 20/12/2013.
Theo đó, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác sẽ là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực.
Nghị định đã bỏ các đối tượng làm việc tại doanh nghiệp nhà nước ra khỏi danh mục vị trí công tác phải thực hiện chuyển đổi vị trí định kỳ.
Lĩnh vực thuế: Biểu mẫu khai báo thuế mới Từ 1/1/2014, các tổ chức, cá nhân khi thực hiện kê khai thuế sẽ áp dụng theo các biểu mẫu quy định tại Thông tư số
156/2013/TT-BTC, không áp dụng theo các mẫu tờ khai trước đây.
Ngoài ra, Thông tư cũng có một số hướng dẫn mới về kê khai thuế như:
- Trong trường hợp đã nộp hồ sơ quyết toán thuế năm mà phát hiện sai sót thì người nộp thuế chỉ cần nộp bổ sung quyết toán thuế năm, không phải nộp tờ khai các tháng có sai sót.
- Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện sai sót sau khi có kết luận thanh tra, kiểm tra về thuế và sai sót này thuộc thời kỳ, phạm vi thanh tra, kiểm tra thì sẽ bị xử lý như trường hợp cơ quan thuế tự phát hiện.
Trong lĩnh vực giáo dục: Quản lý chặt hoạt động dạy thêmTừ ngày 10/12/2013, việc tổ chức dạy thêm khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt tiền từ sáu đến mười hai triệu đồng và sẽ bị đình chỉ dạy thêm từ 12 đến 24 tháng.
Ngoài ra, các hoạt động dạy thêm sai quy định khác tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị phạt tiền theo các mức sau:
- Từ 1 đến 2 triệu đồng khi tổ chức dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất;
- Từ 2 đến 4 triệu đồng khi tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng;
- Từ 4 đến 6 triệu đồng khi tổ chức dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép.
Các nội dung trên được quy định tại Nghị định
138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Ở một số lĩnh vực khác: Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt, phạt chậm nộp tiền phạt VPHCNgày 10/12/2013, Nghị định
137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực về điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo đó, bên mua phải có năng lực hành vi dân sự; giấy đề nghị mua điện; bản sao một trong các giấy tờ:
- Hộ khẩu thường trú/ Sổ tạm trú
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở/ Quyết định phân nhà;
- Hợp đồng mua bán nhà; HĐ thuê nhà có thời hạn ≥ 01 năm.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở);
- Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực;
Ngày 16/12/2013 là ngày có hiệu lực của Thông tư
153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính
Theo đó, nếu quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.