Trọng Hiền
Việc kinh doanh xăng dầu sẽ được quản lý theo quy định mớiTừ 01/11 Nghị định
83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu sẽ chính thức có hiệu lực, thay thế Nghị định
84/2009/NĐ-CP .
Thay đổi có thể ảnh hưởng nhiều đến người dân nhất chính là các quy định về việc tăng/giảm giá xăng như: giảm thời gian tính giá cơ sở từ 30 ngày xuống còn 15 ngày; nếu giá cơ sở tăng từ 0 - 3% thì DN tự quyết định việc tăng/giảm, từ 3 – 7% thì việc điều chỉnh giá có sự chỉ đạo của các bộ, trên 7% là do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung thêm một số quy định về quản lý hoạt động này như thêm 2 đối tượng tham gia thị trường kinh doanh xăng dầu là thương nhân phân phối và thương nhân nhượng quyền; cho phép thương nhân phân phối nhận xăng dầu từ nhiều đầu mối…
Hoạt động Ngân hàng: có nhiều quy định mới có hiệu lực - Từ ngày 01/11, việc
thực hiện các khoản vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh sẽ thực hiện theo các quy định tại Thông tư
25/2014/TT-NHNN .
Một trong những nội dung mới của quy định này là việc khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn còn dư nợ tại thời điểm tròn 1 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên sẽ phải đăng ký với NHNN; riêng trường hợp bên vay hoàn thành việc trả nợ trong 10 ngày kể từ thời điểm trên thì không phải đăng ký.
Các khoản vay nước ngoài đã thực hiện trước 01/11/2014 sẽ tiếp tục thực hiện theo văn bản xác nhận đã được cấp.
- Đối với các NHTM thực hiện
chính sách tín dụng cho người nuôi tôm, cá tra theo Quyết định
540/QĐ-TTg thì từ ngày 01/11 sẽ bắt đầu được NHNN thực hiện hỗ trợ tái cấp vốn theo Thông tư
26/2014/TT-NHNN .
Các NHTM thực hiện hồ sơ theo hướng dẫn ở Thông tư này để đề nghị tái cấp vốn; lãi suất tái cấp vốn là 0% và lãi suất quá hạn sẽ bằng 150% lãi suất tái cấp vốn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn do NHNN công bố.
- Cũng từ ngày 01/11 thì một số thay đổi trong
điều kiện hoạt động tổ chức thông tin tín dụng theo Thông tư
27/2014/TT-NHNN sẽ được áp dụng, ví dụ như: thêm điều kiện về trình độ đối với chủ tịch HĐQT, HĐTV của tổ chức, Cơ quan Thanh tra, giám sát NH sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ thay cho trung tâm thông tin tín dụng…
Tài chính nhà nước: Công khai thông tin đơn vị gây lãng phí ngân sách- Nghị định
84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/11; nổi bật trong nghị định này là các quy định hướng dẫn việc công khai thông tin về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo hướng dẫn,các cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí thì tùy vào quy mô, mức độ ảnh hưởng sẽ bị công khai thông tin theo một trong các hình thức sau:
+ Công bố tại cuộc họp và niêm yết tại trụ sở;
+ Đưa lên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của đơn vị;
+ Thông báo trên các ấn phẩm báo chí hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
Nội dung công khai bao gồm tên, địa chỉ của đơn vị gây lãng phí; hành vi gây lãng phí; biện pháp đã xử lý với người có hành vi lãng phí, việc công khai thông tin này sẽ được thực hiện chậm nhất là 3 ngày làm việc sau khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý.
- Một văn bản khác cũng liên quan đến việc điều hành quản lý tài chính nhà nước là Quyết định
51/2014/QĐ-TTg về
thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 01/11.
Nổi dung có thể xem là nổi bật trong văn bản này là việc hướng dẫn thoái vốn dưới mệnh giá: theo quyết định này thì nếu như không cháo bán hết cổ phần hoặc không tìm được nhà đầu tư mua cổ phần thì chủ sở hữu vốn nhà nước có thể giảm giá tối đa 10% so với giá bình quân giao dịch thành công.
- Đến ngày 10/11 thì Thông tư
18/2014/TT-BTP về việc
bán đấu giá tài sản là khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua của các tổ chức tín dụng sẽ chính thức được áp dụng.
Thông tư này hướng dẫn cụ thể các nội dung về xác định giá khởi điểm của tài sản, việc lựa chọn và hợp đồng thuê tổ chức thực hiện bán đấu giá, việc xử lý khi chỉ có một người tham gia bán đấu giá, không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành…
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN