1. Ngành kiểm sát không tuyển thêm để tinh giản 10% biên chế
Ngày 19/9/2018, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch 111/KH-VKSTC về thực hiện tinh giản biên chế trong ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2018 - 2021.
Thực hiện mục tiêu giảm 10% biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 , từ năm 2019 đến 2021, ngành KSND không tuyển thêm biên chế (trừ các khóa do ĐHKS tuyển sinh và một số trường hợp đặc biệt do lãnh đạo VKSND tối cao quyết định).
Để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch, Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiêm chỉnh thực hiện một số việc sau:
- Sắp xếp hợp lý về tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị bảo đảm đồng bộ, xác định đầy đủ, chính xác các vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị làm cơ sở để xác định biên chế đúng, đủ.
- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực thi nhiệm vụ….
2. TANDTC giải đáp hàng loạt vướng mắc khi giải quyết các vụ án hành chính
TANDTC vừa ban hành Văn bản 02/GĐ-TANDTC giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính.
Theo đó, Tòa tối cao hướng dẫn 15 vấn đề, đơn cử:
- Việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính được thực hiện như thế nào?
- Trong vụ án hành chính, nếu một trong các bên đương sự yêu cầu không tiến hành đối thoại thì Tòa án vẫn tiến hành đối thoại hay tiếp tục các thủ tục khác để rút ngắn thời gian giải quyết vụ án?
- Chủ tịch UBND cấp xã không tổ chức hòa giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai, nên các bên tranh chấp không thực hiện được việc khởi kiện tại Tòa án.
Vậy, hành vi không tổ chức hòa giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp xã có phải là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính không?
- Một người khởi kiện nhiều quyết định hành chính trong cùng một vụ án thì tính án phí sơ thẩm như thế nào?...
Xem thêm thắc mắc và giải đáp tại Văn bản 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2018.
3. Công nhận chuẩn quốc gia với trường mầm non, tiểu học, trung học
Ngày 22/8/2018, Bộ GD&ĐT ban hành 03 Thông tư quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các cấp học. Cụ thể:
- Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.
- Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non .
03 Thông tư nêu trên sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/10/2018.
4. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ trước khi bổ nhiệm lãnh đạo
Đây là nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:
- Bảo đảm đến hết năm 2020, 100% cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý dưới 55 tuổi với nam, dưới 50 tuổi với nữ còn thiếu các chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được bồi dưỡng theo quy định;
- Bảo đảm đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức phải được bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.