Theo đó, 09 nguồn để thực hiện cải cách tiền lương năm 2019 ở các địa phương bao gồm:
- 50% tăng thu NSĐP năm 2018 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) được giao;
- 50% tăng thu NSĐP (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 được giao;
- 50% tăng thu NSĐP (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán năm 2019 so với dự toán năm 2018 được giao;
- 50% kinh phí NSĐP giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang;
- 10% tiết kiệm chi thường xuyên dự toán năm 2017 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) đã được cấp có thẩm quyền giao;
- 10% tiết kiệm chi thường xuyên dự toán chi năm 2018 tăng thêm so với dự toán chi năm 2017;
- 10% tiết kiệm chi thường xuyên dự toán chi năm 2019 tăng thêm so với dự toán chi năm 2018;
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2019.
Thông tư 119/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/01/2019.