Cụ thể, tại Kế hoạch, Bộ Y tế đặt ra các nhiệm vụ nhằm xây dựng các chính sách liên quan đến dinh dưỡng, đáp ứng các vấn đề dinh dưỡng mới nổi và cấp thiết, đơn cử như:
- Xây dựng quy định về hạn chế quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của các nhãn hàng đối với thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.
- Xây dựng chính sách BHYT chi trả cho dịch vụ tư vấn, điều trị cho trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng; chi trả cho sữa mẹ thanh trùng cho trẻ sơ sinh, sinh non và bệnh lý chưa được tiếp cận với sữa mẹ đẻ;...
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật bữa ăn học đường, các quy định về dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong trường học, quy định về hoạt động của căng tin trong trường học, bảo đảm cung cấp thực phẩm có lợi cho sức khỏe học sinh, sinh viên.
- Xây dựng hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực phù hợp với các nhóm đối tượng, phòng chống thừa cân béo phì và bệnh không lây nhiễm.
- Xây dựng các khuyến nghị về bữa ăn của người lao động phù hợp với ngành nghề để phổ biến và áp dụng trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp.
- Xây dựng hướng dẫn về tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho người lao động không có hợp đồng lao động…
Xem chi tiết tại Quyết định 1294/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày ký.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
>>> Xem thêm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Giá xăng ngày càng tăng cao, nhưng tại sao xăng vẫn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Chi tiết tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt trong hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu mới nhất?
Các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Khi nào người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế?