Theo đó, chứng chỉ bị thu hồi và hủy bỏ trong các trường hợp sau:
- Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi tốt nghiệp hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp chứng chỉ.
- Cấp cho người không đủ điều kiện.
- Do người không có thẩm quyền cấp.
- Bị tẩy xóa, sửa chữa.
- Để cho người khác sử dụng.
- Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.
Việc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ phải được tiến hành bằng quyết định thu hồi và hủy bỏ chứng chỉ, nội dung trong đó phải nêu rõ lý do thu hồi, hủy bỏ.
Quyết định được gửi đến người bị thu hồi chứng chỉ, cơ quan kiểm tra phát hiện sai phạm (nếu có), cơ quan người bị thu hồi chứng chỉ đang công tác (nếu có) và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thông tư 63/2022/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 15/11/2022 và thay thế Thông tư 28/2012/TT-BQP, Thông tư 29/2012/TT-BQP và Thông tư 31/2012/TT-BQP.