Theo đó, đề ra các nội dung kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở như sau:
(1) Kết quả đạt được trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở:
- Thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở:
+ Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính).
+ Quán triệt, phổ biến, truyền thông phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.
+ Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.
+ Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên; việc bầu, công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải; nâng cao năng lực cho hòa giải viên.
+ Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, việc ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; thống kê số liệu hòa giải ở cơ sở.
+ Công tác phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
+ Kiểm tra, sơ kết, tổng kết; khen thưởng về công tác hòa giải cơ sở.
+ Hợp tác quốc tế về hòa giải ở cơ sở (nếu có).
+ Bố trí nguồn lực thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (nguồn nhân lực và kinh phí).
- Đánh giá chung:
+ Đánh giá chung về kết quả đạt được, thuận lợi, tác động tích cực của Luật Hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội, những mô hình, cách làm hiệu quả.
+ Đánh giá nhu cầu xã hội về hòa giải ở cơ sở.
+ Đánh giá tác động xã hội của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(2) Những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
(3) Các đề xuất, kiến nghị.
Xem nội dung chi tiết tại Quyết định 747/QĐ-BTP có hiệu lực từ ngày 18/5/2023.