Theo đó, 07 nhóm chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm:
- Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng
- Phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển khoa học, công nghệ
- Bảo đảm an sinh xã hội
- Bảo vệ môi trường
- Bảo đảm nguồn tài chính
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh
Theo đó, mục đích thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Triển khai có hiệu quả Quyết định 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của quy hoạch.
- Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án ưu tiên triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong triển khai thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo các công trình thuỷ lợi, hệ thống công trình thuỷ lợi, công trình phòng, chống thiên tai.
Yêu cầu thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm:
- Bảo đảm khả thi, linh hoạt, liên kết, thống nhất, không mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, dự án của các ngành, địa phương; chú trọng tính đặc thù của lĩnh vực thuỷ lợi, phòng, chống thiên tai.
- Phù hợp với khả năng huy động nguồn lực của quốc gia, của ngành và nguồn lực ngoài ngân sách giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, 2026 - 2030; phù hợp với định hướng phát triển của ngành, đất nước
Xem chi tiết tại Quyết định 145/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 02/02/2024.