Ms. Ngọc Hân
Lĩnh vực Doanh nghiệpTheo quy định tại Nghị định
218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 thì Doanh nghiệp chỉ được dùng tiền mặt để thành toán những hàng hóa dịch vụ dưới đây:
- Hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 20 triệu;
- Hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
- Các khoản chi của DN cho việc thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Phục vụ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc; Hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức CT-XH trong DN.
Nghị định này có hiệu lực từ 15/02/2014
Lĩnh vực Thuế - Phí – Lệ phíBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư
02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thông tư ban hành danh mục các khoản phí và lệ phí mà HĐND tỉnh, TP trực thuộc TW có thẩm quyền quyết định mức thu.
Ngoài ra, thông tư cũng nêu cụ thể mức thu tối đa đối với: Phí chợ, phí qua đò, Phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước, Phí vệ sinh, Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô, Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính…
Các khoản phí thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định không vượt quá mức quy định này.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 17/02/2014 và thay thế các văn bản: Thông tư
97/2006/TT-BTC, Thông tư số
106/2010/TT-BTC, Thông tư
07/2008/TT-BTC , Thông tư số
66/2011/TT-BTC .
Lĩnh vực Bảo hiểmTheo Thông tư liên tịch số
214/2013/TTLT-BTC-BCA về chế độ bảo hiểm cháy, nổ có quy định bắt buộc, DN kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ có trách nhiệm đóng góp kinh phí để phục vụ cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
Cụ thể, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 30/06 và ngày 31/12 hàng năm DN bảo hiểm có trách nhiệm chuyển số tiền đóng góp kinh phí hoạt động PCCC vào tài khoản của Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ do BCA mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương;
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi kết thúc năm tài chính, DN bảo hiểm có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán nguồn kinh phí phải đóng góp cho các hoạt động PCCC, đối chiếu số liệu đã nộp với số liệu trong báo cáo quyết toán:
- Nếu số đã nộp lớn hơn số phải nộp thì số nộp thừa được để lại để tính cho số nộp của năm sau;
- Nếu số đã nộp thấp hơn số phải nộp thì DN bảo hiểm có trách nhiệm nộp bổ sung đủ số còn thiếu trong vòng 05 ngày làm việc
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/02/2014.
Lĩnh vực Văn hóa – Xã HộiTừ ngày 15/02/2014,
Thông tư liên tịch 213/2013/TTLT/BTC-BLĐTBXH về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học… giai đoạn 2013-2020 có hiệu lực.
Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện các hoạt động của Đề án.
Trường hợp Đề án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn viện trợ, tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho các hoạt động của Đề án thì thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của nhà tài trợ hướng dẫn riêng cho các nguồn vốn này.
Đối với vốn viện trợ, tài trợ, trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về mức chi thì áp dụng mức chi quy định tại Thông tư này.
Thông tư cũng nêu rõ các mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ cho gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Hỗ trợ một lần để mua sắm đồ dùng cá nhân cho trẻ em mức tối thiểu 500.000 đồng/em.
- Hỗ trợ cho cơ sở bảo trợ xã hội trong trường hợp cơ sở bảo trợ xã hội trực tiếp đưa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về cộng đồng để gia đình, cá nhân nuôi dưỡng, được chi hướng dẫn gia đình cách chăm sóc trẻ em và mua quà cho trẻ tối thiểu 500.000 đồng/em
- Chi phí thông tin liên lạc với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo thực tế phát sinh...
Lĩnh vực Thể thao – Y tếVừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định
82/2013/QĐ-TTg về một số chính sách đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc.
Theo quyết định này thì huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc tập huấn trong nước được hưởng chế độ ăn với mức tiền 400.000 đồng/người/ngày.
Về chế độ tiền công được quy định như sau:
- Huấn luyện viên xuất sắc không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được hưởng chế độ tiền công: 500.000 đồng/người/ngày; còn đối với vận động viên xuất sắc là 400.000 đồng/người/ngày.
- Đối với huấn luyện viên, vận động viên hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có mức lương thấp hơn mức tiền công trên thì trong thời gian được tập trung tập huấn và thi đấu, được chi trả từ ngân sách nhà nước phần chênh lệch để bảo đảm bằng các mức tiền công trên.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/02/2014.
Lĩnh vực Vi phạm hành chínhVừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định
221/2013/NĐ-CP về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo Nghị định này thì đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:
- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện
- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định
Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/02/2014.