Theo đó, giải đáp 17 vướng mắc trong xét xử về dân sự, tố tụng dân sự.
Đơn cử một số vấn đề như sau:
(1) Trường hợp Tòa án không thể tống đạt trực tiếp cho người đại diện theo ủy quyền thì có thể tống đạt cho người ủy quyền và người ủy quyền có nghĩa vụ thông báo lại cho người được ủy quyền hay không?
Trường hợp đương sự đã ủy quyền cho người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng thì Tòa án chỉ tống đạt cho người đại diện của đương sự mà không phải tống đạt cho đương sự. Tuy nhiên, trường hợp Tòa án không thể tống đạt trực tiếp cho người đại diện theo ủy quyền thì Tòa án thực hiện thủ tục niêm yết công khai quy định tại Điều 179 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và tống đạt trực tiếp cho đương sự ủy quyền.
(2) Tòa án có thể niêm yết việc tống đạt cho đương sự cư trú tại các chung cư tại khu vực bản tin chung, sảnh chung cư hay không?
Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện trong trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng theo quy định tại Điều 177 và Điều 178 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Theo Khoản 2 Điều 179 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong trường hợp này thì Tòa án phải thực hiện niêm yết tại địa chỉ căn hộ của chung cư nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của đương sự đó.
(3) Trong việc dân sự tuyên bố một người là đã chết hoặc mất tích, Tòa án có đưa người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết hoặc mất tích vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không?
Tòa án xác định tư cách tham gia tố tụng của người bị tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố là đã chết là người bị yêu cầu theo quy định tại Chương XXVI và Chương XXVII của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Xem chi tiết tại Công văn 163/TANDTC-PC ban hành ngày 10/9/2024.