(1) Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng:
Mức 1: 1.300 đồng/xe.km
Mức 2: 900 đồng/xe.km
(2) Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn
Mức 1: 1.950 đồng/xe.km
Mức 2: 1.350 đồng/xe.km
(3) Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;
Mức 1: 2.600 đồng/xe.km
Mức 2: 1.800 đồng/xe.km
(4) Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container dưới 40 feet;
Mức 1: 3.250 đồng/xe.km
Mức 2: 2.250 đồng/xe.km
(5) Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container từ 40 feet trở lên
Mức 1: 5.200 đồng/xe.km
Mức 2: 3.600 đồng/xe.km
Trong đó:
- Mức 1 là mức phí áp dụng đối với phương tiện lưu thông trên các tuyến đường cao tốc quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2024/NĐ-CP ;
- Mức 2 là mức phí áp dụng đối với phương tiện lưu thông trên các tuyến đường cao tốc quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 130/2024/NĐ-CP ;
- “Tải trọng” của từng phương tiện theo từng nhóm nêu trên là khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông ghi tại Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm cấp (sau đây gọi là Giấy chứng nhận đăng kiểm).
Trường hợp trên Giấy chứng nhận đăng kiểm không có giá trị khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông thì sử dụng giá trị khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế. Số chỗ tương ứng với số lượng người cho phép chuyên chở;
- Trường hợp trên Giấy chứng nhận đăng kiểm của phương tiện không có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông và giá trị khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế, “tải trọng” được hiểu là khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của phương tiện ghi trên Giấy chứng nhận đăng kiểm và áp dụng mức thu của nhóm xe có “tải trọng” tương ứng theo từng nhóm.
Trường hợp trên Giấy chứng nhận đăng kiểm không có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông thì sử dụng giá trị khối lượng toàn bộ theo thiết kế;
- Đối với xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ, “tải trọng” được hiểu là khối lượng bản thân của phương tiện ghi trên Giấy chứng nhận đăng kiểm và áp dụng mức thu của nhóm xe có “tải trọng” tương ứng;
- Mức thu đối với ô tô đầu kéo không kéo theo sơmi rơ mooc, rơ mooc áp dụng mức thu tương ứng Nhóm 3;
- Mức thu đối với xe chở hàng sử dụng một đầu kéo kéo theo một sơ mi rơ moóc hoặc một rơ moóc áp dụng mức thu theo “tải trọng” của phương tiện được kéo theo;
- Mức thu tổ hợp xe được cấp giấy phép lưu hành đặc biệt áp dụng mức thu riêng biệt đối với từng phương tiện thành phần;
- Không thực hiện thu phí sử dụng đường cao tốc đối với xe được cứu hộ.
Xem chi tiết Nghị định 130/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/10/2024.