Theo đó, quy định di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Nhân dân.
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ di sản văn hóa thuộc hình thức sở hữu riêng, sở hữu chung theo quy định của Hiến pháp, quy định của Luật Di sản văn hóa 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các trường hợp di sản văn hóa được xác lập sở hữu riêng như sau:
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu do 01 cá nhân hoặc 01 pháp nhân sưu tầm, lưu giữ;
- Di vật, cổ vật do 01 cá nhân hoặc 01 pháp nhân chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định của Bộ luật Dân sự;
- Di tích lịch sử - văn hóa, hiện vật, di sản tư liệu thuộc di tích, di sản tư liệu do 01 cá nhân hoặc 01 pháp nhân khởi lập, tạo dựng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị;
- Bí quyết, kỹ năng thực hành di sản văn hóa phi vật thể do 01 cá nhân sáng tạo, kế thừa, nắm giữ, thực hành và trao truyền;
- Trường hợp khác do luật quy định.
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu do tổ chức không phải là pháp nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng sưu tầm, lưu giữ, trừ trường hợp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do bảo tàng công lập sưu tầm, lưu giữ, bảo quản, phát huy giá trị;
- Di vật, cổ vật do tổ chức không phải là pháp nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định của Bộ luật Dân sự;
- Di tích lịch sử - văn hóa, hiện vật, di sản tư liệu thuộc di tích, di sản tư liệu do tổ chức không phải là pháp nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng khởi lập, tạo dựng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị;
- Di sản văn hóa phi vật thể, bí quyết, kỹ năng thực hành di sản văn hóa phi vật thể do cộng đồng, nhóm người sáng tạo, kế thừa, nắm giữ, thực hành và trao truyền;
- Trường hợp khác do luật quy định.
Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.