Thủ tục hành chính online 07/05/2025 09:38 AM

Hướng dẫn góp ý sửa đổi Hiến pháp trên VNeID chi tiết

07/05/2025 09:38 AM

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện góp ý sửa đổi Hiến pháp trên VNeID.

Hướng dẫn góp ý sửa đổi Hiến pháp trên VNeID chi tiết (Hình từ internet)

Hướng dẫn góp ý sửa đổi Hiến pháp trên VNeID chi tiết

Ngày 05/05/2025, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 ban hành Kế hoạch 05/KH-UBDTSĐBSHP về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Theo đó, thời gian lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết bắt đầu từ ngày 06/5/2025 và hoàn thành vào ngày 05/6/2025. 

Để góp ý sửa đổi Hiến pháp trên VNeID, người dân thực hiện theo các bước sau đây: 

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản VNeID

Bước 2: Tại trang chủ lướt chọn banner Tiện ích "Lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID"

Bước 3: Chọn Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013

Bước 4: Chọn Đọc và (hoặc) gửi góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013

Bước 5: Chọn vào nội dung muốn góp ý và chọn "Gửi" để góp ý sửa Hiến pháp

Lưu ý: Cần nhập Chức vụ/Học vị của cá nhân để góp ý sửa đổi Hiến pháp.

Ngoài VNeID, cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của Nhân dân

Yêu cầu về việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đối Hiến pháp

Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiết kiệm.

- Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp phải bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức.

- Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.

- Ý kiến đóng góp của Nhân dân, các ngành, các cấp phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và phải được nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc, làm cơ sở cho việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua. 

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao; kiên quyết đấu tranh với các luận điệu chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong quá trình lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp.

(Theo Kế hoạch 05/KH-UBDTSĐBSHP)

Trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị trong lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

- Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan công bố toàn văn dự thảo Nghị quyết và các tài liệu kèm theo phục vụ lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp; theo dõi, giám sát việc thực hiện Kế hoạch 05/KH-UBDTSĐBSHP; nghiên cứu tiếp thu ý kiến đóng góp của Nhân dân, các ngành, các cấp để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, quyết định.

- Chính phủ chủ trì việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch 05/KH-UBDTSĐBSHP; hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân; chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xác định phạm vi, đối tượng, hình thức lấy ý kiến và xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của cơ quan, địa phương mình gửi đến Chính phủ. 

- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các Ban Đảng ở Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức lấy ý kiến trong ngành, cơ quan mình với phạm vi, hình thức thích hợp và xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của ngành, cơ quan mình gửi đến Chính phủ. 

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức lấy ý kiến đóng góp trong tổ chức mình với phạm vi, hình thức thích hợp và xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến Chính phủ. 

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm công bố tài liệu lấy ý kiến trên cổng thông tin điện tử chính thức của địa phương (từ nguồn công bố tại Cổng thông tin điện tử Quốc hội); chủ trì, phối hợp với Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức lấy ý kiến theo các hình thức phù hợp xác định tại điểm II.3 Kế hoạch 05/KH-UBDTSĐBSHP và xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân ở địa phương mình gửi đến Chính phủ. 

- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm công bố toàn bộ dự thảo Nghị quyết và các tài liệu kèm theo phục vụ lấy ý kiến Nhân dân lên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, tập hợp và xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến của Nhân dân trên cổng thông tin điện tử (nếu có) gửi đến Chính phủ. 

- Các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu ý kiến đóng góp của cử tri để chuẩn bị cho việc xem xét, thảo luận, thông qua dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp Quốc hội.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 136

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079