Biểu mẫu 30/01/2023 14:03 PM

Hợp đồng đặt cọc là gì? Mẫu hợp đồng đặt cọc mới nhất

30/01/2023 14:03 PM

Tôi muốn hỏi hợp đồng đặt cọc là gì? Có những mẫu hợp đồng đặt cọc thông dụng nào được sử dụng trong các giao dịch dân sự? - Hồng Hiền (Tây Ninh)

Hợp đồng đặt cọc là gì? Mẫu hợp đồng đặt cọc mới nhất năm 2023

Hợp đồng đặt cọc là gì? Mẫu hợp đồng đặt cọc mới nhất năm 2023

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Hợp đồng đặt cọc là gì?

Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015)

Như vậy, hợp đồng đặt cọc là một hợp đồng lập ra để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên và ràng buộc các bên thực hiện một giao dịch dân sự khác có liên quan.

2. Mẫu hợp đồng đặt cọc mới nhất năm 2023

Sau đây là một số mẫu hợp đồng đặt cọc thường dùng trong các giao dịch dân sự:

- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất

- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư

- Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà

- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa

* Lưu ý: Các mẫu hợp đồng đặt cọc trên chỉ mang tính chất tham khảo.

3. Các trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu

Theo khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vô hiệu khi thuộc các trường trường giao dịch dân sự vô hiệu được quy định từ Điều 123 đến Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015.

Do đó, hợp đồng đặt cọc vô hiệu nếu thuộc các trường hợp sau đây:

- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo

- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn

- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức…

Trường hợp nếu hợp đồng đặt cọc có hợp đồng phụ thì sự vô hiệu của hợp đồng đặt cọc sẽ làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng đặt cọc (Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ).

Nếu các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng đặt cọc thì sự vô hiệu của hợp đồng phụ sẽ làm chấm dứt hợp đồng chính.

(Khoản 2, 3 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015)

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc

4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc

Bên đặt cọc có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

- Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;

- Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.

Chi phí hợp lý quy định tại nội dung này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

- Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc quy định tại (ii) mục 4.2;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.

(Khoản 1 Điều 37 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc

Bên nhận đặt cọc có quyền và nghĩa vụ như sau:

(i) Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;

(ii) Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;

(iii) Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;

(iv) Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;

(v) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.

(Khoản 2 Điều 37 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

Chia sẻ bài viết lên facebook 47,768

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079