Thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí

14/07/2023 13:00 PM

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí hiện nay được quy định như thế nào? - Lan Châu (Quảng Ninh)

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí (Hình từ internet)

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí

Ngày 01/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí 2022.

Theo đó, hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí được quy định tại Điều 28 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:

(1) Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày tuyên bố phát hiện thương mại, trên cơ sở đề nghị của nhà thâu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong thời hạn không quá 05 năm. Hồ sơ bao gồm:

1.1. Văn bản đề nghị chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí, trong đó nêu rõ lý do và việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 31 Luật Dầu khí 2022; kế hoạch triển khai phát triển phát hiện khí; cam kết công việc bổ sung và cam kết tài chính tương ứng dự kiến thực hiện trong thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí (nếu có);

1.2. Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);

1.3. Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.

(2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.

(3) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.

(4) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong thời hạn không quá 05 năm.

(5) Chậm nhất 90 ngày trước ngày kết thúc thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí đã được Bộ Công Thương chấp thuận, nếu có yêu cầu tiếp tục giữ lại diện tích phát hiện khí trong thời hạn không quá 02 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Luật Dầu khí 2022, trên cơ sở đề nghị của nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí đến Bộ Công Thương để thẩm định. Hồ sơ bao gồm:

5.1. Văn bản đề nghị chấp thuận kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí, trong đó nêu rõ lý do và việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 31 Luật Dầu khí 2022; kế hoạch triển khai phát triển phát hiện khí; cam kết công việc bổ sung và cam kết tài chính tương ứng dự kiến thực hiện trong thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí (nếu có);

5.2. Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);

5.3. Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.

(6) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.

(7) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.

(8) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định đề nghị kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận. Hồ sơ bao gồm:

8.1. Văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định và đề nghị chấp thuận kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí;

8.2. Hồ sơ theo quy định tại mục (5);8.3. Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành và bản sao văn bản góp ý của các bộ, ngành.

Nghị định 45/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2023 và thay thế cho Nghị định 95/2015/NĐ-CP.

Trịnh Thị Hồng Vân

Chia sẻ bài viết lên facebook 1,118

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079