Ai có thẩm quyền đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam?

10/04/2024 14:30 PM

Cho tôi hỏi ai có thẩm quyền đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam? - Vũ Thủy (Hà Giang)

Ai có thẩm quyền đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam?

Ai có thẩm quyền đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam

Theo Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 quy định về đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương như sau:

- Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và nguyên Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Đại biểu Quốc hội.

- Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Công dân Việt Nam không thuộc các đối tượng nêu trên

- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài.

Ai có thẩm quyền đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam?

Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 quy định thẩm quyền đề nghị, trình xét tặng Kỷ niệm chương, cấp đổi Kỷ niệm chương như sau:

- Ban Công tác đại biểu đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với:

+ Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

+ Nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và nguyên Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với:

+ Lãnh đạo Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;

+ Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang công tác tại cơ quan mình;

+ Công dân Việt Nam quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài.

- Văn phòng Quốc hội đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Văn phòng Quốc hội.

- Viện Nghiên cứu lập pháp đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp.

- Đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với:

+ Lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15;

+ Công chức, người lao động thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân;

+ Công dân Việt Nam quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15.

- Ban Công tác đại biểu tiếp nhận đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của các cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 7 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 bằng bản giấy (bản chính) và các tệp tin điện tử (file word và file pdf) qua hộp thư điện tử của Ban Công tác đại biểu trước ngày 01 tháng 12 hằng năm, trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn của Ban Công tác đại biểu.

- Ban Công tác đại biểu tổng hợp, thẩm định đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

- Trường hợp Kỷ niệm chương bị hư hỏng, bị mất thì cá nhân gửi đơn đề nghị cấp đổi Kỷ niệm chương đến Ban Công tác đại biểu để xem xét cấp đổi.

Quy định về mẫu Kỷ niệm chương

Theo Mẫu 01 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 quy định về mẫu Kỷ niệm chương như sau:

- Cuống Kỷ niệm chương: kích thước 33 mm x 15 mm; nền màu đỏ cờ, viền ngoài màu vàng, ở giữa có chữ “QUỐC HỘI VIỆT NAM” màu vàng.

- Thân Kỷ niệm chương: Hình sao vàng năm cánh dập nổi, đường kính đường tròn ngoại tiếp năm đỉnh sao bằng 44,3 mm. Bên trong là hai hình tròn đồng tâm có đường kính là 19,5 mm và 25 mm; giữa hai hình tròn, bên trên là dòng chữ “KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP QUỐC HỘI VIỆT NAM”, bên dưới là hình hai bông lúa; chính giữa hình tròn là biểu tượng Nhà Quốc hội màu vàng nổi trên nền đỏ, phía dưới có nửa bánh xe răng.

- Mẫu cụ thể của Kỷ niệm chương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ban Công tác đại biểu.

Đoàn Đức Tài

Chia sẻ bài viết lên facebook 1,099

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079