Sẽ mở rộng dịch vụ thu phí liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ qua tài khoản giao thông

24/09/2024 08:30 AM

Bài viết sau có nội dung về việc mở rộng dịch vụ thu phí liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ qua tài khoản giao thông quy định trong Công văn 3816/BTTTT-CĐSQG năm 2024.

Sẽ mở rộng dịch vụ thu phí liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ qua tài khoản giao thông

Sẽ mở rộng dịch vụ thu phí liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ qua tài khoản giao thông (Hình từ Internet)

Ngày 14/9/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn 3816/BTTTT-CĐSQG về hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025.

Sẽ mở rộng dịch vụ thu phí liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ qua tài khoản giao thông

Theo đó, để thực hiện Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia; Quyết định 1690/QĐ-TTG năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”,...

Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị Quý Cơ quan xây dựng kế hoạch và triển khai công tác chuyển đổi số năm 2025 trong lĩnh vực về kinh tế số và xã hội số được quy định cụ thể tại Công văn 3816/BTTTT-CĐSQG năm 2024 như sau:

- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực logistics: Phát triển kinh tế số lĩnh vực logistics theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu chi phí logistics toàn trình, xuyên suốt toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển, cửa khẩu, kho - bãi - cảng tới tận tay người tiêu dùng và ngược lại; Mở rộng dịch vụ thu phí, giá và tiền dịch vụ khác liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện đường bộ thông qua tài khoản giao thông để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Ngoài ra, trong lĩnh vực về kinh tế số và xã hội số Bộ Thông tin và Truyền thông còn có một số yêu cầu về việc chuyển đổi số như sau:

Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, chế tạo: Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng ứng dụng nền tảng số công nghệ tiên tiến, hiện đại để thực hiện chuyển đổi các nhà máy trở thành các nhà máy thông minh, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm thiểu phát thải ra môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển xanh trên thế giới; Triển khai thí điểm mô hình nhà máy thông minh tại một số nhà máy sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo mà Việt Nam có lợi thế như: dệt may, chế biến nông sản; tự động hóa các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu kiểm tra nguyên vật liệu, chế biến, sản xuất, lắp rắp cho tới khâu kiểm soát chất lượng, đóng gói.

- Phát triển kinh tế số gắn liền tài chính, ngân hàng: Ứng dụng dữ liệu để nâng cao năng lực chống rủi ro tài chính, thúc đẩy phát triển tài chính số, thúc đẩy chia sẻ và lưu thông hiệu quả dữ liệu tín dụng tài chính, dữ liệu tín dụng công và dữ liệu tín dụng thương mại trên cơ sở tuân thủ và an toàn pháp lý, hỗ trợ chia sẻ dữ liệu kiểm soát rủi ro giữa các bên tổ chức tài chính và tích hợp phân tích tài chính dữ liệu đa chiều như thị trường, tài sản tín dụng và xác minh rủi ro phát huy đầy đủ vai trò thúc đẩy của công nghệ tài chính và các yếu tố dữ liệu nhằm hỗ trợ và nâng cao khả năng chống gian lận và chống rửa tiền của các tổ chức tài chính và cải thiện mức độ cảnh báo và phòng ngừa rủi ro.

- Phát triển kinh tế số gắn liền với tài nguyên, môi trường, xanh, bền vững: Tổ chức triển khai việc số hóa, phát triển kho dữ liệu lớn và các kịch bản sử dụng dữ liệu trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, bao gồm: nền địa lý quốc gia; đất đai quốc gia; viễn thám; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; môi trường; nguồn thải; đa dạng sinh học; tài nguyên nước; địa chất, khoáng sản; tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; quan trắc tài nguyên và môi trường.

Xem thêm Công văn 3816/BTTTT-CĐSQG ban hành ngày 14/9/2024.

Chia sẻ bài viết lên facebook 117

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079