Đã có Quyết định 2699/QĐ-BCT về tăng giá bán lẻ điện bình quân

11/10/2024 23:45 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung chi tiết Quyết định 2699 về tăng giá bán lẻ điện bình quân

Đã có Quyết định 2699 về tăng giá bán lẻ điện bình quân (Hình từ internet)

>> Xem thêm: Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024

Đã có Quyết định 2699 về tăng giá bán lẻ điện bình quân

Ngày 11/10/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2699/QĐ-BCT quy định về giá bán điện.

Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024 là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)

Trước đây, theo Quyết định 2941/QĐ-BCT  năm 2023, mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 09/11/2023 là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân

1. Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hàng năm

- Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm N do Bộ Công Thương ban hành, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 theo quy định tại Điều 7 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, ước kết quả sản xuất kinh doanh điện năm N-1 (trong trường hợp chưa có kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-1), trước ngày 25 tháng 01 năm N Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg và thực hiện yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này:

+ Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

+ Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

+ Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương.

+ Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Hồ sơ phương án giá bán điện bình quân hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm:

+ Công văn báo cáo về phương án giá bán điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó bao gồm các nội dung phân tích, đánh giá tình hình chi phí sản xuất kinh doanh điện các khâu;

+ Các nội dung kèm theo Công văn báo cáo phương án giá bán điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: nguyên tắc tính toán chi phí từng khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, điều hành - quản lý ngành), trong đó có nguyên tắc dự kiến các thông số đầu vào như tỷ giá ngoại tệ, giá nhiên liệu trong nước và giá nhiên liệu nhập khẩu, giá các nhà máy điện dự kiến đưa vào vận hành trong năm tính toán nhưng chưa có hợp đồng mua bán điện; bảng tổng hợp kết quả tính toán chi phí từng khâu; bảng chi tiết số liệu tính toán chi phí từng khâu; các tài liệu, văn bản sử dụng làm căn cứ, cơ sở trong việc tính toán; thuyết minh các định mức chi phí và các đơn giá được sử dụng trong tính toán chi phí dự kiến năm N của các khâu (nếu có); thuyết minh các chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa được tính vào giá bán điện nhưng đã được phân bổ vào giá thành sản xuất kinh doanh điện và số dư còn lại dự kiến phân bổ vào giá bán điện bình quân năm N; báo cáo đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến chi phí mua điện của khách hàng sử dụng điện.

+ Toàn bộ hồ sơ phương án giá bán điện bình quân được lưu vào thiết bị lưu trữ dữ liệu gửi kèm theo báo cáo về phương án giá bán điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

(Điều 5 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg)

2. Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm

- Trước ngày 25 tháng đầu tiên Quý II, Quý III và Quý IV, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xác định sản lượng điện thương phẩm thực tế của quý trước và tổng sản lượng điện thương phẩm cộng dồn từ đầu năm, ước sản lượng điện thương phẩm các tháng còn lại trong năm; xác định chi phí phát điện của quý trước liền kề, chi phí phát điện cộng dồn từ đầu năm (bao gồm cả chi phí mua điện từ các nhà máy cung cấp dịch vụ phụ trợ), ước chi phí khâu phát điện các tháng còn lại trong năm theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và cập nhật các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện để tính toán lại giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg (các thông số khác giữ nguyên không thay đổi) và thực hiện yêu cầu về hồ sơ theo quy định bên dưới:

+ Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán thấp hơn từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

+ Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 3% đến dưới 5%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

+ Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 5% đến dưới 10%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương.

+ Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Hồ sơ phương án giá bán điện bình quân trong năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm:

+ Công văn báo cáo về phương án giá bán điện bình quân trong năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó bao gồm các nội dung phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí khâu phát điện của quý trước liền kề;

+ Các nội dung kèm theo Công văn báo cáo phương án giá bán điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: nguyên tắc tính toán cập nhật chi phí khâu phát điện, trong đó có nguyên tắc dự kiến các thông số đầu vào như tỷ giá ngoại tệ, giá nhiên liệu trong nước và giá nhiên liệu nhập khẩu, giá các nhà máy điện dự kiến đưa vào vận hành trong năm tính toán nhưng chưa có hợp đồng mua bán điện; bảng tổng hợp kết quả tính toán và bảng chi tiết số liệu tính toán chi phí khâu phát điện; các tài liệu, văn bản sử dụng làm căn cứ, cơ sở trong việc tính toán; thuyết minh các định mức chi phí và các đơn giá được sử dụng trong tính toán cập nhật chi phí dự kiến năm N của khâu phát điện (nếu có); thuyết minh các chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa được tính vào giá bán điện nhưng đã được phân bổ vào giá thành sản xuất kinh doanh điện và số dư còn lại dự kiến phân bổ vào giá bán điện bình quân năm N; báo cáo đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến chi phí mua điện của khách hàng sử dụng điện.

+ Toàn bộ hồ sơ phương án giá bán điện bình quân trong năm được lưu vào thiết bị lưu trữ dữ liệu gửi kèm theo báo cáo về phương án giá bán điện bình quân trong năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

(Điều 6 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg)

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 2,874

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079