Đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân ở những nơi nào theo Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi?

13/01/2025 17:13 PM

Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) dự kiến bỏ Hội đồng nhân dân ở những nơi nào?

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân ở những nơi nào?

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân ở những nơi nào? (Hình từ internet)

Đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân ở những nơi nào?

Bộ Nội vụ đang dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) trong đó có nhiều điểm mới.

Cụ thể về mô hình tổ chức chính quyền địa phương có đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân ở một số nơi.

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW về việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo đó sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian, đồng thời nhằm phát huy những kết quả tích cực đã đạt được của việc tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trong thời gian qua, dự thảo Luật quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hướng:

(1) Đối với chính quyền đô thị

- Tại thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thị trấn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND;

- Tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND (UBND tại nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính trực thuộc UBND cấp trên, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND do Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.

Như vậy, theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã đưa ra đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân ở quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(2) Đối với chính quyền nông thôn: Tại tỉnh, huyện, xã, thị trấn (trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.

(3) Đối với ĐVHC ở hải đảo: các huyện đảo không tổ chức ĐVHC cấp xã trực thuộc trừ trường hợp đối với các huyện đảo có quy mô lớn, có yếu tố đặc thù về quốc phòng an ninh thì việc tổ chức ĐVHC cấp xã thuộc huyện đảo do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

(4) Đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi  thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Việc quy định mô hình chính quyền đô thị áp dụng cho các quận, thành phố thuộc tỉnh trên phạm vi cả nước là phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu "hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với các địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; giảm cấp chính quyền" và "đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá" theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 27-NQ/TW và Nghị quyết 06/-NQ/TW.

Đề xuất cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân khi bỏ Hội đồng nhân dân ở một số nơi

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân theo Điều 38 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) như sau:

1. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, thị trấn thuộc huyện và phường, xã thuộc thị xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri trên địa bàn đơn vị hành chính bầu ra.

2. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân dựa trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.

3. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, khung số lượng đại biểu chuyên trách của Hội đồng nhân dân, khung số lượng các Ban của Hội đồng nhân dân.

4. Căn cứ quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về khung số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng đại biểu chuyên trách của Hội đồng nhân dân,  số lượng các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 3, Hội đồng nhân dân quyết định thành lập các Ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương.

5. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Ban của Hội đồng nhân dân gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và một số đại biểu Hội đồng nhân dân.

6.  Việc thành lập Tổ đại biểu, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của mỗi Tổ đại biểu, phân công Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân quyết định.

Xem thêm nội dung tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Chia sẻ bài viết lên facebook 4,287

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079