Chủ đề cuộc thi viết Một ngày làm Đại sứ của Đại sứ quán Đức (Hình từ Internet)
Theo đó, để hướng tới kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 và 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức (23/9/1975-23/9/2025), Đại sứ quán Đức tại Việt Nam phát động cuộc thi viết Một ngày làm Đại sứ cho học sinh, sinh viên nữ từ 16-26 tuổi.
Do đó, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam vừa khởi động cuộc thi viết mang tên "Một ngày làm Đại sứ", dành cho nữ sinh viên và học sinh từ 16 đến 26 tuổi, là công dân Việt Nam. Cuộc thi này hứa hẹn mang đến cơ hội thú vị cho người chiến thắng khi được đồng hành cùng Đại sứ Đức tại Việt Nam, bà Helga Margarete Barth, trong một ngày vào tháng 3/2025. Đại sứ quán Đức tại Việt Nam hy vọng, sự kiện này sẽ truyền cảm hứng và khuyến khích các nữ sinh theo đuổi ước mơ của mình.
Đây cũng là cơ hội để các em khẳng định rằng, với hoài bão, đam mê và quyết tâm, mọi nỗ lực chinh phục nghề nghiệp mơ ước đều xứng đáng và hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
Cuộc thi có chủ đề: Theo bạn, làm thế nào để tiếp tục tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Đức? Nếu trở thành Đại sứ trong một ngày thì bạn sẽ làm gì nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao giữa hai nước? |
Các bài dự thi có thể viết về mối quan hệ Việt Nam-Đức trên nhiều lĩnh vực như giao lưu văn hóa, kinh tế, giáo dục, cơ hội và thách thức trong hợp tác chính trị... Đồng thời, đưa ra các ý tưởng nhằm thắt chặt và phát triển hơn nữa hợp tác giữa hai đất nước trên các lĩnh vực này.
- Cuộc thi dành cho các học sinh, sinh viên nữ có quốc tịch Việt Nam trong độ tuổi từ 16-26. Ứng viên là người đang thường trú tại Việt Nam.
- Bài viết phải được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức và chưa được gửi tham gia bất cứ cuộc thi nào khác.
- Bài viết cần gửi dưới dạng file PDF tới địa chỉ kultbot@gmail.com với dung lượng không quá 1.000 từ.
- Người dự thi phải cung cấp đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại liên hệ và tên trường đang theo học trong email hoặc thư gửi kèm.
- Bài viết dự thi nếu phát hiện sao chép, đạo văn sẽ không được chấp nhận.
- Hạn cuối nộp bài: 28/2/2025.
Theo quy định trong Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 thì Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao.thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp.
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận.
Cơ quan đại diện ngoại giao có thể thực hiện chức năng đại diện tại một hay nhiều quốc gia hoặc tổ chức quốc tế và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoại giao, lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm.
Cơ quan đại diện ngoại giao có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận và có quyền kiểm tra hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện lãnh sự tại quốc gia tiếp nhận.
Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 19 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại diện trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
- Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự. Người đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự.
- Người đứng đầu cơ quan đại diện tại Liên hợp quốc là Đại diện thường trực và có chức vụ ngoại giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế khác là Đại diện thường trực, Quan sát viên thường trực hoặc Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế và có chức vụ ngoại giao Đại sứ hoặc Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.