Từ ngày 01/7/2025, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

02/07/2025 11:50 AM

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản giao thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, giám sát.

Từ ngày 01/7/2025, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 12/6/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 10/2025/TT-BGDĐT quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông.

Từ ngày 01/7/2025, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

Tại Điều 16 Thông tư 10/2025/TT-BGDĐT quy định về việc tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm như sau:

- Thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm; thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường quy định tại Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm (sau đây gọi là Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.

- Thay thế cụm từ “Ủy ban nhân dân các cấp” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã”, cụm từ “các cơ quan quản lý giáo dục” bằng cụm từ “cơ quan quản lý giáo dục” tại điểm a khoản 2 Điều 8; từ “huyện” bằng từ “xã”; cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu” tại tiêu đề và mục ghi chú số 4 của Mẫu số 03 tại Phụ lục; bỏ cụm từ “Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã” tại khoản 3 Điều 10; bỏ dòng “...., ngày... tháng ... năm ...” tại tiêu đề của Mẫu số 03 tại Phụ lục; bãi bỏ Điều 11, Điều 12 tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.

Như vậy, từ ngày 01/7/2025, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Ngày 16/6/2025, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của phó chủ tịch Quốc hội, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Nhà giáo 2025, với 451/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94.35%). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2026.

Theo đó, những chính sách nổi bật của Luật Nhà giáo 2025 là quy định về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo.cụ thể tại điều 23 Luật Nhà giáo 2025 đã quy định về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được quy định như sau:

- Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; 

- Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.

-  Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.

- Tiền lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. nhà giáo công tác ở ngành, nghề có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định của pháp luật và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.

Tuy nhiên ngoài quy định về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo thì Liên quan nội dung dạy thêm học thêm, Luật Nhà giáo không quy định cấm việc dạy thêm, học thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan và trục lợi từ hoạt động dạy thêm, học thêm.

Như vậy, Luật Nhà giáo 2025 đã không cấm giáo viên dạy thêm, theo đó chỉ cấm hành vi ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan và trục lợi từ hoạt động dạy thêm, học thêm.

Việc quản lý tổ chức dạy thêm, học thêm, hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm; thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

Xem thêm Thông tư 10/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

Chia sẻ bài viết lên facebook 52

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079