Nghị định đánh giá xếp loại cán bộ công chức mới nhất đang áp dụng 2025 (Hình từ Internet)
Theo đó, Nghị định đánh giá xếp loại cán bộ công chức mới nhất đang áp dụng 2025 là Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được ban hành ngày 13/8/2020 có hiệu lực từ 20/8/2025.
Và Nghị định 48/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được ban hành ngày 17/7/2025 có hiệu lực từ 15/9/2023.
Ngoài ra, ngày 03/8/2023 thì Bộ Nội vụ cũng đã ban hành Văn bản hợp nhất 3/VBHN-BNV hợp nhất Nghị định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được hợp nhất từ:
- Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;
- Nghị định 48/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
Cụ thể, theo quy định tại mục 3 Chương IV Luật Cán bộ công chức 2025 thì Quốc hội đã có các quy định về đánh giá công như sau:
(1) Thực hiện đánh giá công chức
- Nguyên tắc thực hiện đánh giá:
+ Việc đánh giá phải bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch, khách quan, xuyên suốt, liên tục, đa chiều;
+ Nội dung đánh giá phải được định lượng tối đa về tiến độ, chất lượng hiệu quả gắn với vị trí việc làm;
+ Ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong theo dõi, đánh giá, xếp loại chất lượng công chức.
- Thẩm quyền đánh giá:
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm đánh giá công chức thuộc quyền;
+ Việc đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
- Phương thức đánh giá:
+ Theo dõi, đánh giá thường xuyên, liên tục, đa chiều, định lượng bằng các tiêu chí cụ thể gắn với tiến độ, chất lượng của kết quả, sản phẩm theo từng vị trí việc làm;
+ Đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm.
- Nội dung đánh giá:
+ Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, văn hóa công vụ; ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ; việc chấp hành quy định của pháp luật về công chức, công vụ và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm; khả năng đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ được giao thường xuyên, đột xuất; tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp đối với các vị trí việc làm tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp; khả năng phối hợp với đồng nghiệp;
+ Năng lực đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trong thực thi công vụ;
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua số lượng, chất lượng và tiến độ của sản phẩm theo vị trí việc làm;
+ Nội dung khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Ngoài các nội dung nêu trên, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc lĩnh vực được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách; khả năng tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; năng lực tập hợp, đoàn kết cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
(2) Xếp loại chất lượng
- Căn cứ vào kết quả theo dõi, đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng hằng năm theo các mức sau:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Hoàn thành nhiệm vụ;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ.
- Kết quả xếp loại chất lượng phải được thông báo đến cá nhân công chức, công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và được lưu vào hồ sơ công chức.
(3) Sử dụng kết quả theo dõi, đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
- Căn cứ kết quả theo dõi, đánh giá, xếp loại chất lượng, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, quyết định:
+ Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc bố trí vào vị trí việc làm cao hơn; thực hiện chế độ tiền lương, chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền;
+ Thực hiện khen thưởng, chế độ thu nhập tăng thêm, tiền thưởng theo quy định;
+ Xem xét, bố trí vào vị trí việc làm thấp hơn hoặc cho thôi việc đối với trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.