Đề xuất phải gỡ bỏ thông tin về sản phẩm vi phạm trong 24 giờ với chủ quản nền tảng thương mại điện tử kinh doanh trực tiếp (hình ảnh từ Internet)
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Luật Thương mại điện tử.
![]() |
Dự thảo Luật thương mại điện tử |
Cụ thể, tại Điều 20 dự thảo Luật Thương mại điện tử đề xuất Trách nhiệm của chủ quản nền tảng thương mại điện tử kinh doanh trực tiếp như sau:
- Tuân thủ đầy đủ các quy định của dự thảo Luật Thương mại điện tử, các quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, các quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quảng cáo, thuế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
- Báo cáo trực tuyến định kì thông qua Nền tảng Quản lý hoạt động thương mại điện tử hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Có biện pháp kiểm tra, rà soát và xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật; Gỡ bỏ thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong thời gian sớm nhất không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp chủ quản nền tảng thương mại điện tử trực tiếp không có hiện diện tại Việt Nam thì thực hiện trách nhiệm tại Điều 31 dự thảo Luật Thương mại điện tử, cụ thể như sau:
(1) Chủ quản nền tảng thương mại điện tử kinh doanh trực tiếp không có hiện diện tại Việt Nam khi đáp ứng một trong các tiêu chí tại (3) phải chỉ định một pháp nhân tại Việt Nam theo ủy quyền.
(2) Chủ quản nền tảng trung gian thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội hoạt động thương mại điện tử, nền tảng tích hợp đa dịch vụ không có hiện diện tại Việt Nam khi đáp ứng một trong các tiêu chí tại (3), phải thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Trường hợp có quy định khác tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, chủ quản nền tảng phải chỉ định một pháp nhân tại Việt Nam theo ủy quyền. Nội dung ủy quyền phải đảm bảo các trách nhiệm quy định tại Điều 32, Điều 33 dự thảo Luật thương mại điện tử, tùy thuộc vào mô hình hoạt động.
(3) Tiêu chí của nền tảng thương mại điện tử:
- Có tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”;
- Có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt;
- Có trên 100.000 lượt giao dịch từ người mua tại Việt Nam trong một năm.
Như vậy, tại dự thảo Luật Thương mại điện tử đã đề xuất chủ quản nền tảng thương mại điện tử kinh doanh trực tiếp phải có biện pháp kiểm tra, rà soát và xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật; Gỡ bỏ thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong thời gian sớm nhất không quá
24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm dự thảo Luật Thương mại điện tử.
Theo đó dự thảo Luật Thương mại điện tử cũng đề xuất đối với hồ sơ thông báo, đăng ký của website thương mại điện tử bán hàng, website ứng dụng cung cấp dịch vụ đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa được xác nhận thông báo, đăng ký thì được tiếp tục áp dụng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.