Tù chung thân là gì? Các tội phạm áp dụng hình phạt tù chung thân

22/09/2022 08:00 AM

Cho tôi hỏi tù chung thân là gì và tội phạm nào được áp dụng hình phạt này theo Bộ luật Hình sự? Hải Hưng (Đồng Nai)

Tù chung thân là gì? Các tội phạm áp dụng hình phạt tù chung thân

Tù chung thân là gì? Các tội phạm áp dụng hình phạt tù chung thân

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Tù chung thân là gì?

Theo Điều 39 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Cụ thể, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. (Khoản 4 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017))

Ngoài ra, người dưới 18 tuổi phạm tội thì sẽ không áp dụng hình phạt tù chung thân.

2. Các tội phạm áp dụng hình phạt tù chung thân ở Việt Nam

Hiện nay, các tội phạm áp dụng hình phạt tù chung thân theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) bao gồm:

- Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)

- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)

- Tội gián điệp (Điều 110)

- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111)

- Tội bạo loạn (Điều 112)

- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)

- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114) 

- Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119)

- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120)

- Tội giết người (Điều 123)

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)

- Tội hiếp dâm (Điều 141)

- Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)

- Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144)

- Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149)

-  Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)

- Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154)

- Tội cướp tài sản (Điều 168)

- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)

- Tội cướp giật tài sản (Điều 171)

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)

- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 195)

- Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)

- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249)

- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)

- Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)

- Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)

- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253)

- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255)

- Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257)

- Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258)

- Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265)

- Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282)

- Tội khủng bố (Điều 299)

- Tội cướp biển (Điều 302)

- Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303)

- Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304)

- Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305)

- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 309)

- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 311)

- Tội chứa mại dâm (Điều 327)

- Tội tham ô tài sản (Điều 353)

- Tội nhận hối lộ (Điều 354)

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355)

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358)

- Tội dùng nhục hình (Điều 373)

- Tội bức cung (Điều 374)

- Tội chống mệnh lệnh (Điều 394)

- Tội đầu hàng địch (Điều 399)

- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 413)

- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421)

- Tội chống loài người (Điều 422)

- Tội phạm chiến tranh (Điều 423)

- Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê (Điều 424)

3. Các trường hợp hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân

Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) sau đây thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân:

- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

- Người đủ 75 tuổi trở lên;

- Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người bị kết án tử hình được ân giảm thì người chịu hình phạt tử hình cũng được chuyển thành tù chung thân.

(Khoản 4 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017))

4. Các trường hợp được giảm mức hình phạt tù chung thân

Người bị kết án phạt tù chung thân sẽ được giảm mức hình phạt đã tuyên án nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

(1) Người bị kết án phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

(2) Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.

(3) Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm.

(4) Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án thực hiện theo quy định tại mục (3).

Ngoài ra, người bị kết án tù chung thân nếu có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định ở trên.

(Điều 63, 64 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017))

>>> Xem thêm: Có áp dụng phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không? Phạt tù chung thân thì tối đa là bao nhiêu năm tù theo quy định hiện hành?

Phạm nhân bị Tòa tuyên án tù chung thân nhưng tại sao vẫn được ra tù vào thời điểm trước Tết Nguyên Đán?

Chia sẻ bài viết lên facebook 25,815

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079