Người tiến hành thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì từ 01/7/2025?

24/07/2025 10:59 AM

Quốc hội thông qua Luật Thanh tra 2025 có hiệu lực từ 01/7/2025. Theo đó, người tiến hành thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Người tiến hành thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì từ 01/7/2025? (Hình từ Internet)

Người tiến hành thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì từ 01/7/2025?

Quốc hội thông qua Luật Thanh tra 2025 có hiệu lực từ 01/7/2025. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của người tiến hành thanh tra được quy định như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của người ra quyết định thanh tra

- Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

(1) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra;

(2) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;

(3) Quyết định việc trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;

(4) Quyết định hoặc yêu cầu người có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật;

(5) Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;

(6) Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản hoặc để bảo đảm thực hiện quyết định thu hồi tài sản của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

(7) Quyết định kiểm kê tài sản;

(8) Quyết định thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát;

(9) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;

(10) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở hoạt động thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;

(11) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;

(12) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra;

(13) Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra;

(14) Ban hành kết luận thanh tra;

(15) Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm và tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố sang cơ quan điều tra;

(16) Kiến nghị xử phạt hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

(17) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

- Khi việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm (4), (5), (6), (9) và (10) không còn cần thiết thì người ra quyết định thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.

(Điều 38 Luật Thanh tra 2025)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra

- Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

(1) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt;

(2) Kiến nghị người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm thực hiện yêu cầu, mục đích thanh tra;

(3) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;

(4) Yêu cầu, đề nghị người có thẩm quyền quyết định việc tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tạm giữ tài sản kiểm kê;

(5) Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản;

(6) Quyết định niêm phong tài liệu;

(7) Quyết định kiểm kê tài sản;

(8) Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;

(9) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;

k) Kiến nghị xử phạt hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

l) Báo cáo người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;

m) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

- Khi việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm (4), (5), (6), (8) và (9) không còn cần thiết thì Trưởng đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.

(Điều 39 Luật Thanh tra 2025)

Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra

- Thành viên Đoàn thanh tra là thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;

+ Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;

+ Kiến nghị xử phạt hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

+ Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra theo quy định để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;

+ Báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

- Thành viên Đoàn thanh tra không phải là thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;

+ Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao

+ Báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

(Điều 40 Luật Thanh tra 2025)

Trên đây là nội dung Người tiến hành thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì từ 01/7/2025?

Chia sẻ bài viết lên facebook 29

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079