Theo đó, bổ sung cụm từ “hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước (nếu có)” vào sau cụm từ “nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (bộ phận Một cửa)” tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 56/2024/TT-NHNN .
Như vậy, ngoài hình thức nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (bộ phận Một cửa) thì từ ngày 14/8/2025 sẽ bổ sung thêm hình thức nộp hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại.
Thông tư 12/2025/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 14/8/2025.
Chi tiết thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ ngày 14/8/2025 như sau:
(1) Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 10, Điều 11, khoản 1, 2, 3 Điều 12, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 13, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Điều 14 Thông tư 56/2024/TT-NHNN và gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (bộ phận Một cửa) hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Đơn trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc hoặc yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chưa đầy đủ, hợp lệ;
(2) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau khi xem xét ý kiến của các cơ quan liên quan. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận;
(3) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định tại Điều 10, khoản 4 Điều 12, khoản 7 Điều 13, khoản 14 Điều 14 Thông tư 56/2024/TT-NHNN và gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (bộ phận Một cửa). Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản bổ sung thì văn bản chấp thuận nguyên tắc đương nhiên không còn giá trị.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản bổ sung.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.