Theo đó, quy định các biện pháp chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải như sau:
- Hạng mục, công trình có khả năng xảy ra sự cố chất thải phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
- Hạng mục, công trình phải được bảo đảm khoảng cách an toàn môi trường theo quy định tại QCVN 01:2025/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Phương tiện vận chuyển; khu vực, kho lưu giữ chất thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại các Điều 27, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 và Điều 42 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải, phù hợp với định hướng phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn.
- Trang bị các vật dụng, thiết bị, vật liệu phù hợp để phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải. Sử dụng thiết bị, phương tiện nhận diện, phát hiện, cảnh báo sớm sự cố chất thải, nếu có (ảnh vệ tinh, dữ liệu ảnh viễn thám thời gian thực, phương tiện bay không người lái hoặc thiết bị, phương tiện khác).
- Tổ chức ứng phó sự cố chất thải phù hợp với cấp sự cố theo quy định.
- Thu gom, xử lý chất thải phát sinh từ sự cố chất thải theo quy định.
- Nhân sự vận hành, lực lượng tham gia phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải được tập huấn, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải theo quy định.
- Danh sách nhân sự, số điện thoại cần liên hệ để thông báo trong trường hợp khẩn cấp khi xảy ra sự cố chất thải.
Xem chi tiết tại Thông tư 41/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 01/9/2025.