Biểu mẫu 16/07/2024 10:45 AM

Mẫu văn bản đề nghị định giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mới nhất

16/07/2024 10:45 AM

Sau đây là mẫu văn bản đề nghị định giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mới nhất.

Mẫu văn bản đề nghị định giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mới nhất

Mẫu văn bản đề nghị định giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mới nhất (Hình từ Internet)

1. Mẫu văn bản đề nghị định giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mới nhất

Mẫu văn bản đề nghị định giá (hoặc điều chỉnh giá) của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP như sau:

Mẫu số 01

2. Hướng dẫn lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ 

Theo Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP thì việc lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ như sau:

- Việc lập phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ do một cấp định giá được quy định như sau:

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa, dịch vụ tổ chức việc lựa chọn, yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ lập phương án giá. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP;

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức đặt hàng và thuộc thẩm quyền đặt hàng của cơ quan, tổ chức ở địa phương: Tổ chức sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ được đặt hàng lập phương án giá;

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ: đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được giao sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ lập phương án giá;

+ Đối với hàng dự trữ quốc gia thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh: tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ hoặc đơn vị dự trữ quốc gia hoặc đơn vị được giao trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia lập phương án giá trong trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia; đơn vị dự trữ quốc gia hoặc đơn vị được giao trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia lập phương án giá trong trường hợp bán hàng dự trữ quốc gia;

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ do một cấp định giá khác ngoài các hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP: cơ quan có thẩm quyền định giá tổ chức việc lựa chọn, yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập phương án giá. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP.

- Việc lập phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ do hai cấp định giá được quy định như sau:

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức đặt hàng và thuộc thẩm quyền đặt hàng của cơ quan, tổ chức ở trung ương: Tổ chức sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ được đặt hàng lập phương án giá;

+ Đối với hàng dự trữ quốc gia mua theo phương thức chỉ định thầu (trừ hàng dự trữ quốc gia thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh): Tổ chức, cá nhân được nhận hồ sơ yêu cầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu lập phương án giá. Đối với hàng dự trữ quốc gia mua theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng: Cục dự trữ quốc gia khu vực lập phương án giá;

+ Đối với hàng dự trữ quốc gia bán theo phương thức bán chỉ định hoặc bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng (trừ hàng dự trữ quốc gia thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh): đơn vị dự trữ quốc gia hoặc đơn vị được giao trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia lập phương án giá. Trong đó, trường hợp hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý, Cục dự trữ quốc gia khu vực lập phương án giá;

+ Đối với các hàng hóa, dịch vụ do hai cấp định giá khác ngoài các hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP: cơ quan có thẩm quyền định giá cụ thể tổ chức việc lựa chọn, yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập phương án giá. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP.

- Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại điểm a, điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP và điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

+ Việc lựa chọn phải phù hợp với căn cứ, nguyên tắc định giá hàng hóa, dịch vụ tại Luật Giá 2023, tính chất hàng hóa, dịch vụ, mục tiêu định giá và hình thức định giá hàng hóa, dịch vụ;

+ Trường hợp cơ quan có thẩm quyền định giá thực hiện định giá chung cho tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện: Trường hợp có từ 03 tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trở xuống thì yêu cầu tất cả tổ chức, cá nhân lập phương án giá. Trường hợp có nhiều hơn 03 tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì số lượng tổ chức, cá nhân được lựa chọn phù hợp với thực tế thị trường theo các tiêu chí doanh thu, thị phần và các tiêu chí khác về đặc thù ngành, lĩnh vực của hàng hóa, dịch vụ, nhưng tối thiểu phải lựa chọn từ 03 tổ chức, cá nhân trở lên;

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền định giá thực hiện định giá cho từng tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: từng tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải lập phương án giá.

+ Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá thì lựa chọn trong các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; trường hợp Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ, cơ quan ngang bộ định giá thì lựa chọn trong các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên phạm vi toàn quốc;

+ Cơ quan tổ chức việc lựa chọn bảo đảm khách quan, minh bạch, chịu trách nhiệm về việc lựa chọn của mình;

+ Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác có quyền lập phương án giá để gửi cơ quan có thẩm quyền định giá xem xét, phục vụ việc định giá.

- Phương án giá hàng hóa, dịch vụ được lập theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP và phải gửi kèm theo các hồ sơ, tài liệu sau đây:

+ Văn bản đề nghị định giá (hoặc điều chỉnh giá) hàng hóa, dịch vụ theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP;

+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức đặt hàng: phương án giá kèm theo văn bản phê duyệt phương thức đặt hàng của cấp có thẩm quyền, dự toán kinh phí đặt hàng.

Trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia: phương án giá kèm theo văn bản phê duyệt kế hoạch mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; văn bản giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia và dự toán kinh phí năm ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp bán hàng dự trữ quốc gia: phương án giá kèm theo văn bản phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch bán chỉ định; văn bản phê duyệt đơn vị được chỉ định bán hàng dự trữ quốc gia (nếu có); văn bản giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia.

+ Chứng từ hợp pháp (nếu có);

+ Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật có liên quan về phương pháp định giá hoặc về quản lý hàng hóa, dịch vụ theo lĩnh vực của các bộ, ngành (nếu có).

- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập phương án giá gửi cơ quan, đơn vị được giao thẩm định phương án giá trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu theo dấu bưu điện. Trường hợp phức tạp, tổ chức, cá nhân có quyền gửi văn bản đề nghị kéo dài thời gian lập phương án giá (kèm theo lý do và thuyết minh cụ thể) gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thời gian kéo dài không quá 15 ngày.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình về phương án giá trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải trình, báo cáo rõ về một số nội dung tại phương án giá và các tài liệu, hồ sơ kèm theo.

- Đối với các hàng hóa, dịch vụ có quy định thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá cụ thể theo quy định của Luật Giá 2023 mà trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó không phải thực hiện việc định giá.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 1,412

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079