Mẫu biên bản vi phạm kỷ luật lao động năm 2024 (Hình từ internet)
Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu biên bản vi phạm kỷ luật lao động năm 2024 sau đây:
Mẫu biên bản vi phạm kỷ luật lao động năm 2024 |
Cách điền:
[1] Điền tên của Công ty.
[2] Điền số hiệu của biên bản.
[3] Điền số hiệu và ngày ban hành nội quy lao động của Công ty (Lưu ý: Công ty cần đảm bảo Nội quy lao động sử dụng để xử lý kỷ luật người lao động là hợp pháp và còn hiệu lực áp dụng để đảm bảo an toàn pháp lý).
[4] Điền số hiệu hợp đồng lao động của người lao động bị lập biên bản ký với Công ty.
[5] Điền các văn bản căn cứ khác theo quy định của Công ty (Ví dụ: Quy trình xử lý kỷ luật lao động của Công ty).
[6] Điền thời gian lập biên bản.
[7] Điền tên người lập biên bản (Người lập biên bản có thể là Trưởng phòng Nhân sự/Trưởng nhóm/Người quản lý trực tiếp của người lao động theo quy định của từng Công ty).
[8] Điền tên người chứng kiến hành vi vi phạm của người lao động bị lập biên bản.
[9] Điền họ và tên của người lao động vi phạm kỷ luật lao động.
[10] Điền thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
[11] Người lập biên bản cần mô tả rõ hành vi vi phạm của người lao động và các thiệt hại (nếu có) để làm căn cứ xử lý kỷ luật lao động.
[12] Ghi rõ điều khoản vi phạm theo Nội quy lao động, hoặc/và Hợp đồng lao động, hoặc/và pháp luật lao động (Ví dụ: Hành vi trộm cắp được quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019).
[13] Ghi rõ các tài liệu, chứng cứ thu thập được để chứng minh hành vi vi phạm và các thiệt hại (nếu có).
[14] Ghi ý kiến của người lao động (Ví dụ: Tôi thừa nhận hành vi vi phạm của mình hoặc Tôi không vi phạm). Nếu người lao động không cho ý kiến thì người viết biên bản ghi “Không nêu ý kiến”.
[15] Ghi rõ ý kiến của (các) người làm chứng.
[16] Người lao động vi phạm kỷ luật lao động ký và ghi rõ họ tên. Trường hợp người lao động không ký thì người viết biên bản cần ghi rõ “Người lao động có mặt tại thời điểm lập biên bản, đã đọc biên bản, nhưng không ký vào biên bản”.
Căn cứ theo Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật được quy định như sau:
(1) Xác định hành vi vi phạm
Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
(2) Thông báo cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
- Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
- Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động.
Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp.
(3) Tiến hành họp xử lý kỷ luật
- Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
- Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
(4) Ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi quyết định xử lý kỷ luật
Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019.