7g30 sáng 12-5, một trận đấu vòi rồng dữ dội giữa một tàu kiểm ngư Việt Nam và 15 tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc đã diễn ra tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam.
Trong lần đầu tiên chính thức lên tiếng về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo rằng Trung Quốc đang gia tăng các hành động cực kỳ nguy hiểm.
Những ngày qua, dư luận trong và ngoài nước vô cùng quan ngại trước tình hình Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vậy góc nhìn pháp lý về vấn đề này như thế nào?
Theo ông Trần Duy Hải, chủ quyền là vấn đề thiêng liêng với mỗi người dân Việt Nam. Nếu Trung Quốc không chịu rút giàn khoan HD-981, Việt Nam sẽ sử dụng tất cả các biện pháp được quy định bởi luật pháp quốc tế.
Hàng trăm ngư dân huyện đảo Lý Sơn, hòn đảo được xem là tiền đồn Hoàng Sa, đã họp mặt sáng nay 9/5, phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, hung hăng gây hấn các lực lượng chức năng Việt Nam ở Hoàng Sa.
Một quan chức ngoại giao Trung Quốc hôm nay ngang ngược cáo buộc Việt Nam cố tình gây ra các cuộc đụng độ trên Biển Đông, đồng thời tuyên bố sẵn sàng đàm phán sau khi Việt Nam rút các tàu về.
Ngày 6-5, chính quyền Washington cảnh báo quyết định đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 (HD981) đến khu vực mà Việt Nam khẳng định chủ quyền là một bước “khiêu khích”.
Ngày 5-5, Cục Hải dương Trung Quốc thông báo bằng tiếng Hoa và tiếng Anh cho biết giàn khoan Hải Dương 981 sẽ hoạt động trong khu vực 15-29,58 độ vĩ bắc và 111-120,6 độ kinh đông trong vòng ba tháng (tức từ ngày 4-5 đến 15-8-2014).