Hiệp định RCEP 17/11/2020 14:30 PM

Bản tiếng Việt Hiệp định RCEP: Chương 4 Thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại

17/11/2020 14:30 PM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT trân trọng giới thiệu bản tiếng Việt Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Chương 4 Thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại

CHƯƠNG 4

THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI

Điều 4.1: Định nghĩa

Cho mục tiêu của Chương này:

(a) cơ quan hải quan có nghĩa là bất cứ cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý và thực thi luật và quy định hải quan được quy định theo pháp luật của mỗi Bên;

(b) luật và quy định hải quan có nghĩa là các điều khoản luật và quy định liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu di chuyển, hoặc lưu kho hàng hóa, việc quản lý và thực thi được quy định cụ thể cho cơ quan hải quan, và bất cứ quy định nào do cơ quan hải quan đưa ra theo quyền hạn luật định của cơ quan hải quan;

(c) thủ tục hải quan có nghĩa là các biện pháp do cơ quan hải quan của một Bên áp dụng cho hàng hóa và phương tiện vận tải tuân theo pháp luật và quy định hải quan của Bên đó;

(d) hàng chuyển phát nhanh có nghĩa là tất cả hàng hóa được nhập khẩu bởi hoặc thông qua một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ủy thác để vận chuyển hàng hóa nhanh qua biên giới và chịu trách nhiệm trước cơ quan hải quan về hàng hóa đó; và

(e) phương tiện vận tải có nghĩa là nhiều loại tàu thuyền, phương tiện, và tàu bay chở thể nhân, hàng hóa, hoặc vật phẩm đi vào hoặc ra khỏi lãnh thổ hải quan của một Bên.

Điều 4.2: Mục tiêu

Mục tiêu của Chương này là:

(a) bảo đảm tính có thể dự đoán, tính nhất quán, và tính minh bạch trong việc áp dụng luật và quy định hải quan của mỗi Bên;

(b) tăng cường quản lý hiệu quả, kinh tế các thủ tục hải quan của mỗi Bên, và thông quan hàng hóa nhanh chóng;

(c) đơn giản hóa thủ tục hải quan của mỗi Bên và hài hòa hóa các thủ tục với chuẩn mực quốc tế ở mức độ có thể;

(d) tăng cường hợp tác giữa các cơ quan hải quan của các Bên; và

(e) tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên, bao gồm việc tăng cường môi trường để thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực.

Điều 4.3: Phạm vi

Chương này phải áp dụng cho thủ tục hải quan được áp dụng cho hàng hóa thông thương giữa các Bên và cho phương tiện vận tải đi vào hoặc rời khỏi lãnh thổ hải quan của mỗi Bên.

Điều 4.4: Tính nhất quán

1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng luật và quy định hải quan của mình được thực thi và áp dụng một cách nhất quán trên khắp lãnh thổ hải quan của Bên đó. Để rõ ràng hơn, điều này không ngăn cản việc thực hiện quyền quyết định được cấp cho cơ quan hải quan của một Bên mà quyền quyết định đó được luật và quy định hải quan của Bên đó chấp nhận, với điều kiện là quyền quyết định được thực hiện nhất quán trên toàn lãnh thổ hải quan của Bên đó và phù hợp với luật và quy định hải quan của Bên đó.

2. Để thực hiện nghĩa vụ tại khoản 1, mỗi Bên cố gắng áp dụng hoặc duy trì các biện pháp hành chính để đảm bảo thực thi và áp dụng nhất quán luật và quy định hải quan của mình trên toàn lãnh thổ hải quan của mình, tốt nhất bằng cách thiết lập một cơ chế hành chính đảm bảo việc áp dụng nhất quán luật và quy định hải quan của Bên đó giữa các cơ quan hải quan trong khu vực của Bên đó.

3. Mỗi Bên được khuyến khích chia sẻ thực hành và kinh nghiệm của mình liên quan đến cơ chế hành chính được đề cập trong khoản 2 với các Bên khác nhằm cải thiện hoạt động của các Bên khác.

4. Nếu một Bên không tuân thủ nghĩa vụ nêu tại khoản 1 và 2, một Bên khác có thể tham vấn với Bên đó về vấn đề này theo thủ tục tham vấn tại Điều 4.20 (Tham vấn và Đầu mối liên hệ).

Điều 4.5: Tính minh bạch

1. Mỗi Bên phải công bố kịp thời trên mạng Internet nếu có thể các thông tin sau đây theo một cách thức không phân biệt đối xử và dễ dàng truy cập để cho phép chính phủ, thương nhân và những người quan tâm khác làm quen với các thông tin đó:

(a) thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh (bao gồm cảng, sân bay và các thủ tục tại điểm đến khác), và các biểu mẫu và tài liệu bắt buộc;

(b) thuế suất áp dụng và các loại thuế đánh vào hoặc liên quan đến nhập khẩu hoặc xuất khẩu;

(c) phí và lệ phí do các cơ quan chính phủ áp đặt lên hoặc có liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh;

(d) quy tắc phân loại hoặc định giá sản phẩm cho mục đích hải quan;

(e) luật, quy định và quy tắc hành chính áp dụng chung liên quan đến quy tắc xuất xứ;

(f) các hạn chế và cấm nhập khẩu, xuất khẩu, hoặc quá cảnh;

(g) các điều khoản phạt vi phạm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh;

(h) thủ tục kháng nghị hoặc khiếu nại;

(i) các hiệp ước mà Bên đó là thành viên, hoặc là một phần của Hiệp ước liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh với bất cứ quốc gia hoặc các quốc gia nào; và

(j) Thủ tục liên quan đến quản lý hạn ngạch thuế quan.

2. Cụ thể, mỗi Bên cung cấp trên Internet và cập nhật trong phạm vi có thể và khi phù hợp các nội dung sau:

(a) mô tả 1 các thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh của mình, bao gồm thủ tục kháng nghị hoặc khiếu nại để thông báo cho chính phủ, thương nhân và những người quan tâm khác về các bước thực hành cần thiết cho nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh;

(b) biểu mẫu và tài liệu bắt buộc để nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh trên lãnh thổ của Bên đó; và

(c) Thông tin liên lạc về các đầu mối truy vấn cũng như thông tin về việc làm thế nào để tạo truy vấn các vấn đề hải quan như quy định tại Điều 4.6 (Đầu mối truy vấn).

3. Khi xây dựng mới hoặc sửa đổi luật và quy định hải quan đã có, trong phạm vi có thể, mỗi Bên cần công bố, hoặc sẵn sàng cung cấp phiên bản luật và quy định hải quan đề xuất mới xây dựng hoặc đang sửa đổi và tạo cơ hội phù hợp cho những người quan tâm bình luận với bản luật và quy định hải quan được đề xuất, trừ khi việc thông báo trước đó bị loại trừ.

4. Mỗi Bên, trong phạm vi có thể thực hiện được và qua cách thức nhất quán theo luật và quy định hải quan và hệ thống pháp lý của Bên đó, phải đảm bảo rằng luật và quy định mới hoặc sửa đổi về áp dụng chung liên quan tới di chuyển, giải phóng và thông quan hàng hóa, bao gồm hàng hóa quá cảnh, được công khai hoặc thông tin về luật và quy định đó được công bố công khai sớm nhất có thể trước khi đi vào hiệu lực để cho phép thương nhân và những người khác quan tâm làm quen với luật và quy định đó.

5. Điều khoản này không được hiểu là yêu cầu bắt buộc việc công khai hoặc cung cấp thông tin không qua ngôn ngữ của Bên đó.

*

Điều 4.6: Đầu mối truy vấn

Mỗi Bên chỉ định một hoặc nhiều đầu mối truy vấn để trả lời các truy vấn hợp lý của những người quan tâm về các vấn đề hải quan và để tạo điều kiện tiếp cận các biểu mẫu và tài liệu bắt buộc khi nhập khẩu ,xuất khẩu và quá cảnh.

Điều 4.7: Thủ tục hải quan

1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các thủ tục và thông lệ hải quan của mình có thể dự báo được, nhất quán và minh bạch và tạo thuận lợi thương mại, bao gồm cả việc thông quan hàng hóa nhanh chóng.

2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng thủ tục hải quan của mình, khi có thể và trong phạm vi luật và quy định hải quan của mình cho phép, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ được khuyến cáo của Tổ chức hải quan thế giới.

3. Cơ quan hải quan của mỗi Bên xem xét lại thủ tục hải quan của mình để đơn giản hóa các thủ tục đó để tạo thuận lợi thương mại.

Điều 4.8: Kiểm tra trước khi chuyển hàng

1. Mỗi Bên không yêu cầu bắt buộc kiểm tra trước khi chuyển hàng liên quan đến phân loại thuế quan và trị giá hải quan.

2. Không làm ảnh hưởng đến quyền của bất cứ Bên nào dùng các hình thức kiểm tra trước khi chuyển hàng khác mà không nêu tại khoản 1, mỗi Bên được khuyến khích không giới thiệu hoặc áp dụng yêu cầu mới liên quan đến việc sử dụng chúng.

3. Khoản 2 đề cập đến kiểm tra trước khi chuyển hàng được nêu tại Thỏa thuận kiểm tra trước khi chuyển hàng, và không loại trừ việc kiểm tra trước khi chuyển hàng vì lý do vệ sinh và kiểm dịch động thực vật.

Điều 4.9: Xử lý trước khi hàng đến

1. Mỗi Bên cần áp dụng hoặc duy trì các thủ tục cho phép nộp tài liệu và thông tin bắt buộc để nhập khẩu hàng hóa, nhằm bắt đầu quy trình xử lý trước khi hàng đến để đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa khi đến.

2. Mỗi Bên cần cho phép, nếu phù hợp, việc nộp trước tài liệu và thông tin khác đã đề cập đến trong khoản 1 dưới dạng điện tử để xử lý trước các tài liệu đó.

Điều 4.10: Xác định trước

1. Mỗi Bên sẽ, trước khi nhập khẩu một hàng hóa từ một Bên khác vào lãnh thổ của mình, ban hành một xác định trước dạng văn bản cho nhà nhập khẩu, xuất khẩu, hoặc bất cứ người nào có lý do chính đáng hoặc đại diện của họ là người đã gửi yêu cầu bằng văn bản có tất cả thông tin cần thiết, liên quan đến:

(a) phân loại thuế quan;

(b) xác định xem hàng hóa đó có phải là hàng hóa nguyên gốc theo Chương 3 (Quy tắc xuất xứ) hay không;

(c) phương pháp hoặc tiêu chí thích hợp và việc áp dụng chúng để xác định trị giá hải quan theo một nhóm cơ sở thông tin cụ thể, phù hợp với Hiệp định trị giá hải quan; và

(d) Các vấn đề khác mà các Bên có thể đồng ý.

2. Một Bên có thể yêu cầu người nộp đơn phải có đại diện pháp lý hoặc đăng ký tại Bên đó. Trong phạm vi có thể, các yêu cầu như vậy sẽ không hạn chế danh sách những người đủ điều kiện nộp đơn xin xác định trước, đặc biệt xem xét các nhu cầu cụ thể của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các yêu cầu này phải rõ ràng, minh bạch và không phải là một cách thức phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô cớ1,2.

3. Mỗi Bên áp dụng hoặc duy trì thủ tục ban hành xác định trước mà:

(a) chỉ rõ thông tin bắt buộc để yêu cầu xác định trước;

(b) quy định rằng mỗi Bên có thể, yêu cầu người nộp đơn cung cấp thông tin bổ sung bất cứ lúc nào trong quá trình đánh giá đơn xin phán quyết trước, có thể bao gồm một mẫu hàng hóa, cần thiết để đánh giá đơn này;

(c) đảm bảo rằng xác định trước được dựa trên cơ sở thông tin và hoàn cảnh do người nộp đơn trình bày và bất cứ thông tin có liên quan nào mà người ra phán quyết nắm được; và

(d) Đảm bảo rằng xác định trước bao gồm thông tin có liên quan và cơ sở cho quyết định đó.

4. Mỗi Bên ban hành xác định trước bằng ngôn ngữ chính thức của Bên ban hành hoặc bằng ngôn ngữ mà bên đó quyết định. Xác định trước được ban hành theo cách thức hợp lý, cụ thể và có thời hạn, và trong phạm vi có thể trong vòng 90 ngày, tới người nộp đơn khi nhận được tất cả các thông tin cần thiết. Mỗi Bên phải chỉ định và công bố công khai khoảng thời gian ban hành xác định trước một đơn đề nghị như vậy. Nếu cơ quan hải quan có cơ sở hợp lý để ra xác định trước chậm hơn thời hạn quy định sau khi nhận được đơn, thì cơ quan hải quan phải thông báo cho người nộp đơn về lý do của việc trì hoãn đó trước khi kết thúc thời hạn quy định.

5. Một Bên có thể từ chối đưa ra xác định trước nếu các thông tin và hoàn cảnh làm cơ sở cho xác định trước là đối tượng của kháng nghị hành chính hoặc tư pháp. Một Bên từ chối đưa ra phán quyết trước phải thông báo ngay bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ các thông tin, hoàn cảnh có liên quan và cơ sở cho quyết định từ chối ban hành xác định trước.

6. Một Bên có thể từ chối yêu cầu xác định trước khi mà thông tin bổ sung được yêu cầu, bằng văn bản theo điểm 3 (b) không được cung cấp trong một khoảng thời gian hợp lý, cụ thể, được xác định tại thời điểm yêu cầu thông tin bổ sung và Bên đó yêu cầu người nộp đơn cung cấp thông tin bổ sung bằng văn bản.

7. Mỗi Bên quy định rằng một phán quyết trước sẽ có hiệu lực kể từ ngày nó được ban hành hoặc một ngày khác được chỉ định trong phán quyết, với điều kiện là các luật, quy định và quy tắc hành chính cũng như các thông tin và hoàn cảnh cơ sở cho phán quyết đó không thay đổi . Theo khoản 8, một xác định trước sẽ có hiệu lực trong ít nhất ba năm.

8. Khi một Bên thu hồi, sửa đổi hoặc hủy bỏ xác định trước, Bên đó sẽ nhanh chóng cung cấp thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn có nêu rõ các thông tin liên quan và cơ sở cho quyết định của mình, khi mà:

(a) có sự thay đổi về luật, quy định hoặc quy tắc hành chính của Bên đó;

(b) cung cấp thông tin sai hoặc che giấu thông tin có liên quan;

(c) có sự thay đổi về thông tin hoặc hoàn cảnh quan trọng làm cơ sở cho xác định trước;hoặc

(d) Xác định trước bị sai.

9. Trong trường hợp một Bên thu hồi, sửa đổi hoặc hủy bỏ một xác định trước có hiệu lực hồi tố, thì Bên đó chỉ có thể làm như vậy khi phán quyết đó dựa trên thông tin không đầy đủ, không chính xác, sai lệch hoặc gây hiểu nhầm.

10. Xác định trước do một Bên đưa ra sẽ có giá trị ràng buộc giữa Bên đó với người nộp đơn yêu cầu.

11. Mỗi Bên công bố công khai, tối thiểu là:

(a) các yêu cầu của đơn xin xác định trước, gồm thông tin cần cung cấp và biểu mẫu;

(b) khoảng thời gian mà Bên đó ban hành xác định trước; và

(c) khoảng thời gian có hiệu lực của xác định trước.

12. Mỗi Bên có thể công bố công khai bất cứ thông tin nào về xác định trước mà Bên đó thấy là thông tin đáng kể cho các bên quan tâm, trong khi cần xem xét đến nhu cầu giữ thông tin bảo mật thương mại.

Điều 4.11: Giải phóng hàng

1. Mỗi Bên áp dụng hoặc duy trì thủ tục hải quan đơn giản hóa để giải phóng hàng hiệu quả nhằm tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên. Để chắc chắn hơn, khoản này không yêu cầu một Bên giải phóng hàng nếu các điều kiện giải phóng của Bên đó chưa được đáp ứng.

2. Căn cứ vào khoản 1, mỗi Bên áp dụng hoặc duy trì thủ tục cho phép hàng hóa được thông quan từ hải quan trong một khoảng thời gian không dài hơn thời gian được yêu cầu để đảm bảo tuân thủ luật và quy định hải quan của Bên đó và, trong phạm vi có thể, trong vòng 48 giờ sau khi hàng đến và đã nộp đầy đủ thông tin cần thiết để thông quan.

3. Nếu bất cứ hàng hóa nào được lựa chọn để kiểm tra thêm, những cuộc kiểm tra như vậy sẽ được giới hạn sao cho hợp lý và càn thiết, và được thực hiện và hoàn thành mà không trì hoãn quá mức.

4. Mỗi Bên áp dụng và duy trì thủ tục cho phép giải phóng hàng hóa, trước khi có quyết định cuối cùng về thuế quan, thuế, phí và lệ phí nếu quyết định đó chưa có trước khi hoặc tại thời điểm hàng đến hoặc nhanh nhất có thể sau khi hàng đến và với điều kiện là tất cả các yêu cầu về quy định khác được đáp ứng. Là một điều kiện để được giải phóng như vậy, một Bên có thể yêu cầu một khoản bảo đảm theo luật và quy định của mình mà không vượt quá số tiền mà Bên đó yêu cầu để đảm bảo thanh toán các khoản thuế hải quan, thuế, phí và lệ phí cuối cùng đối với hàng hóa có khoản bảo đảm.

*

5. Không quy định nào trong Điều này ảnh hưởng đến quyền của một Bên trong việc kiểm tra, tạm giữ, thu giữ hoặc tịch thu hoặc xử lý hàng hóa theo bất kỳ cách nào phù hợp với luật pháp và quy định của Bên đó.

6. Với mục tiêu ngăn ngừa tổn thất hoặc hư hỏng có thể tránh được đối với hàng hóa dễ hư hỏng và với điều kiện là tất cả các yêu cầu quy định đã được đáp ứng, mỗi Bên phải quy định việc giải phóng hàng hóa dễ hư hỏng khỏi kiểm soát hải quan:

(a) trong trường hợp bình thường trong thời gian ngắn nhất có thể, và trong phạm vi có thể trong vòng chưa đầy sáu giờ sau khi hàng hóa đến và nộp thông tin được yêu cầu để giải phóng hàng; và

(b) trong những trường hợp đặc biệt thích hợp để làm như vậy, ngoài giờ làm việc của cơ quan hải quan.

7. Mỗi Bên sẽ dành ưu tiên thích hợp cho hàng hóa dễ hư hỏng khi lên lịch cho bất kỳ cuộc kiểm tra nào có thể được yêu cầu.

8. Mỗi Bên phải sắp xếp hoặc cho phép một nhà nhập khẩu sắp xếp việc lưu trữ thích hợp hàng hóa dễ hư hỏng trong khi chờ giải phóng. Mỗi Bên có thể yêu cầu rằng bất kỳ cơ sở lưu trữ nào do nhà nhập khẩu bố trí đã được chấp thuận hoặc chỉ định bởi các cơ quan liên quan của mình. Việc vận chuyển hàng hóa đến các cơ sở lưu trữ đó, bao gồm cả việc ủy quyền cho người điều hành di chuyển hàng hóa, có thể phải được sự chấp thuận của các cơ quan hữu quan khi được yêu cầu. Mỗi Bên, nếu có thể thực hiện được và phù hợp với luật pháp trong nước, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, quy định mọi thủ tục cần thiết để giải phóng hàng tại các cơ sở lưu trữ đó.

Điều 4.12: Áp dụng công nghệ thông tin

1. Mỗi Bên, trong phạm vi có thể, áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động hải quan dựa trên tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận để thông quan và giải phóng hàng nhanh chóng.

2. Mỗi Bên, trong phạm vi có thể, sử dụng công nghệ thông tin để xúc tiến các thủ tục hải quan để giải phóng hàng hóa, bao gồm cả việc gửi dữ liệu trước khi lô hàng đó được vận chuyển, cũng như các hệ thống điện tử hoặc tự động cho mục đích quản lý rủi ro.

3. Mỗi Bên cố gắng cung cấp cho công chúng các tài liệu quản lý thương mại của mình dưới dạng điện tử

4. Mỗi Bên cố gắng chấp nhận các tài liệu quản lý thương mại được nộp dưới dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với phiên bản giấy của các tài liệu này.

5. Trong việc phát triển các sáng kiến để sử dụng quản lý thương mại không giấy tờ, mỗi Bên được khuyến khích xem xét các tiêu chuẩn quốc tế hoặc phương pháp được thực hiện dưới sự bảo trợ của các tổ chức quốc tế.

6. Mỗi Bên phối hợp với các Bên khác và trên các diễn đàn quốc tế để tăng cường sự chấp nhận với các tài liệu quản lý thương mại được nộp điện tử.

Điều 4.13: Biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho Doanh nghiệp ưu tiên

1. Mỗi Bên cung cấp các biện pháp tạo thuận lợi thương mại bổ sung liên quan đến thủ tục và quy trình nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh, theo khoản 3, tới doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí xác định (sau đây đề cập đến là chỉ “doanh nghiệp ưu tiên” trong Chương này). Ngoài ra, một Bên có thể đưa ra các biện pháp tạo thuận lợi thương mại như vậy thông qua các thủ tục hải quan thường có sẵn cho tất cả các doanh nghiệp và không bắt buộc phải thiết lập một chương trình riêng.

2. Các tiêu chí xác định để đủ điều kiện là doanh nghiệp ưu tiên sẽ liên quan đến việc tuân thủ hoặc rủi ro không tuân thủ với các yêu cầu được chỉ định trong luật, quy định hoặc thủ tục của một Bên.

(a) Những tiêu chí được công bố như vậy có thể bao gồm:

(i) hồ sơ phù hợp về việc tuân thủ hải quan và các luật và quy định liên quan khác;

(ii) một hệ thống quản lý hồ sơ cho phép kiểm soát nội bộ cần thiết;

(iii) khả năng thanh toán tài chính, bao gồm cung cấp một khoản đảm bảo đầy đủ khi thích hợp; và

(iv) an ninh chuỗi cung ứng.

(b) Những tiêu chí này sẽ không:

(i) được thiết kế hoặc áp dụng để đủ khả năng hoặc tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hoặc không chính đáng giữa các doanh nghiệp có cùng điều kiện áp dụng; và

(ii) hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mức độ có thể,.

3. Những biện pháp tạo thuận lợi thương mại quy định theo khoản 1 bao gồm ít nhất ba trong các biện pháp sau1:

(a) ít yêu cầu dữ liệu và tài liệu nếu thích hợp;

(b) tỉ lệ kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế thấp nếu phù hợp;

(c) thời gian giải phóng nhanh, nếu phù hợp; (d) chậm trả thuế quan, thuế, phí và lệ phí;

(e) dùng khoản đảm bảo toàn diện hoặc đảm bảo giảm bớt;

(f) một tờ khai hải quan duy nhất cho tất cả hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong một khoảng thời gian; và

(g) thông quan hàng hóa tại cơ sở của doanh nghiệp ưu tiên hoặc tại một địa điểm khác được cơ quan hải quan ủy quyền.

4. Mỗi Bên được khuyến khích xây dựng chương trình doanh nghiệp ưu tiên trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, khi các tiêu chuẩn đó tồn tại, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó là cách thức không phù hợp hoặc không hiệu quả để thực hiện các mục tiêu hợp pháp đã theo đuổi.

5. Để tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại được cung cấp cho doanh nghiệp, mỗi Bên sẽ dành cho các Bên khác khả năng đàm phán công nhận lẫn nhau về các chương trình doanh nghiệp ưu tiên.

6. Các Bên được khuyến khích hợp tác, khi phù hợp, trong việc xây dựng chương trình doanh nghiệp ưu tiên tương ứng của mình thông qua việc dùng các đầu mối liên hệ được chỉ định theo Điều 4.20 (Tham vấn và Đầu mối liên hệ) và Ủy ban về Hàng hóa thông qua các hoạt động sau:

(a) trao đổi thông tin về các chương trình này và các sáng kiến để giới thiệu các chương trình mới;

(b) chia sẻ quan điểm và góc nhìn và kinh nghiệm doanh nghiệp và thông lệ trong kinh doanh hiện tại;

(c) chia sẻ thông tin về cách thức để ghi nhận lẫn nhau các chương trình đó; và

(d) xem xét cách thức để nâng cao lợi ích của những chương trình như vậy nhằm khuyến khích thương mại, và, trong ví dụ đầu tiên, nhằm chỉ định nhân viên hải quan làm điều phối viên cho doanh nghiệp ưu tiên để giải quyết các vấn đề về hải quan.

Điều 4.14: Quản lý rủi ro

1. Mỗi Bên áp dụng hoặc duy trì một hệ thống quản lý rủi ro để kiểm soát hải quan.

2. Mỗi Bên thiết kế và áp dụng quản lý rủi ro bằng một cách thức để tránh phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô lý, hoặc hạn chế trá hình thương mại quốc tế

3. Mỗi Bên tập trung kiểm soát hải quan và, trong phạm vi có thể, các biện pháp kiểm soát biên giới liên quan khác, đối với các lô hàng có rủi ro cao và xúc tiến việc giải phóng các lô hàng có rủi ro thấp. Mỗi Bên cũng có thể lựa chọn một cách ngẫu nhiên các lô hàng để thực hiện các biện pháp kiểm soát như vậy như một phần trong quản lý rủi ro của mình.

4. Mỗi Bên phải quản lý rủi ro dựa trên việc đánh giá rủi ro thông qua các tiêu chí chọn lọc thích hợp. Các tiêu chí chọn lọc đó có thể bao gồm, không kể những tiêu chí khác, mã HS, bản chất và mô tả hàng hóa, nước xuất xứ, nước mà hàng hóa được vận chuyển, giá trị của hàng hóa, hồ sơ tuân thủ của thương nhân và loại phương tiện vận tải.

Điều 4.15: Hàng chuyển phát nhanh

1. Mỗi Bên sẽ thông qua hoặc duy trì các thủ tục hải quan để xúc tiến việc thông quan các lô hàng chuyển phát nhanh đối với ít nhất là những hàng hóa được nhập qua các cơ sở vận chuyển hàng không đồng thời duy trì sự lựa chọn và kiểm soát hải quan phù hợp 2, bằng cách:

(a) cho phép xử lý trước khi hàng đến thông tin liên quan đến hàng chuyển phát nhanh;

(b) cho phép, trong phạm vi có thể, việc nộp một lần thông tin về tất cả hàng hóa chứa trong một lô hàng chuyển phát nhanh bằng phương thức điện tử;

(c) tối thiểu hóa tài liệu yêu cầu để giải phóng hàng chuyển phát nhanh;

(d) cho phép hàng chuyển phát nhanh được giải phóng trong những trường hợp bình thường càng nhanh càng tốt, và trong vòng sáu giờ khi có thể sau khi hàng đến và đã thông tin cần thiết để giải phóng;

(e) nỗ lực áp dụng biện pháp xử lý nêu tại các điểm từ (a) đến (d) đối với các lô hàng có trọng lượng hoặc giá trị bất kỳ thừa nhận rằng một Bên được phép yêu cầu các thủ tục nhập cảnh bổ sung, bao gồm tờ khai và chứng từ hỗ trợ cũng như thanh toán các khoản thuế và thuế quan, và để hạn chế việc đối xử dựa trên loại hàng hóa, với điều kiện việc xử lý đó không giới hạn đối với hàng hóa có giá trị thấp như tài liệu; và

(f) cung cấp, trong phạm vi có thể, mức tối thiểu với giá trị lô hàng hoặc số tiền chịu thuế để không bị thu thuế hải quan và thuế, ngoại trừ một số hàng hóa theo quy định. Các loại thuế nội địa, chẳng hạn như thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng cho hàng nhập khẩu nhất quán với Điều III của Hiệp định GATT 1994, sẽ không phải tuân theo quy định này.

2. Không có quy định nào trong khoản 1 ảnh hưởng đến quyền của một Bên trong việc kiểm tra, giam giữ, thu giữ, tịch thu hoặc từ chối nhập khẩu hàng hóa hoặc thực hiện kiểm tra sau thông quan, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống quản lý rủi ro. Hơn nữa, không có điều nào trong khoản 1 ngăn cản một Bên được yêu cầu, như một điều kiện để giải phóng hàng, gửi thông tin bổ sung và thực hiện các yêu cầu cấp phép không tự động.

Điều 4.16: Kiểm tra sau thông quan

1. Với mục tiêu giải phóng hàng hóa nhanh chóng, mỗi Bên phải thành lập hoặc duy trì kiểm tra sau thông quan để đảm bảo tuân thủ luật hải quan và các luật và các quy định liên quan khác của Bên đó.

2. Mỗi Bên phải lựa chọn một người hoặc một lô hàng để kiểm tra sau thông quan trên cơ sở quản lý rủi ro, có thể bao gồm tiêu chí lựa chọn phù hợp. Mỗi Bên thực hiện quản lý rủi ro theo cách thức minh bạch. Khi có người liên quan đến quá trình kiểm tra và có kết luận của đợt kiểm tra thì Bên kiểm tra phải, không chậm trễ, báo ngay cho người bị kiểm tra hồ sơ về:

(a) kết quả kiểm tra;

(b) cơ sở cho kết quả kiểm tra; và

(c) quyền và nghĩa vụ của người đó.

3. Các Bên thừa nhận rằng thông tin thu được trong quá trình kiểm tra sau thông quan có thể được sử dụng trong các thủ tục hành chính hoặc tư pháp tiếp theo.

4. Mỗi Bên sử dụng kết quả kiểm tra sau thông quan để áp dụng trong quản lý rủi ro khi cần.

Điều 4.17: Thời gian giải phóng hàng

1. Each Party is encouraged to measure the time required for the release of goods by its customs authority periodically and in a consistent manner, and to publish the findings thereof, using tools such as the Guide to Measure the Time Required for the Release of Goods issued by the World Customs Organization with a view to: Mỗi Bên được khuyến khích đo thời gian cần thiết để cơ quan hải quan của mình giải phóng hàng hóa theo định kỳ và theo một cách thức nhất quán, và công bố kết quả của việc đo lường đó, sử dụng các công cụ như Hưỡng dẫn đo thời gian cần thiết để giải phóng hàng do Tổ chức Hải quan Thế giới ban hành nhằm:

(a) đánh giá các biện pháp tạo thuận lợi thương mại của mình; và

(b) xem xét các cơ hội để tiếp tục cải thiện thời gian cần thiết để giải phóng hàng.

2. Mỗi Bên được khuyến khích chia sẻ với các Bên khác kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện nghiên cứu thời gian giải phóng hàng được đề cập tại khoản 1, bao gồm các phương pháp đã sử dụng và các bất cập được xác định.

Điều 4.18: Khiếu nại và Kháng nghị

1. Mỗi Bên quy định rằng bất cứ người nào mà được cơ quan hải quan ban hành quyết định hành chính, trong lãnh thổ của mình, có quyền:

(a) khiếu nại hành chính hoặc kháng nghị tới cơ quan hành chính cao hơn hoặc độc lập với nhân viên hoặc cơ quan đã ban hành quyết định; và

(b) khiếu nại hoặc kháng nghị tư pháp với quyết định đã ban hành.2

2. Pháp luật của một Bên có thể yêu cầu khiếu nại hoặc kháng nghị hành chính được bắt đầu trước khi khiếu nại hoặc kháng nghị tư pháp.

3. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các thủ tục khiếu nại hoặc kháng nghị của mình được thực hiện theo cách không phân biệt đối xử.

4. Mỗi Bên cần đảm bảo rằng, trong trường hợp quyết định về việc giải quyết khiếu nại và kháng nghị theo khoản 1(a) không được ban hành ở một trong hai trường hợp sau:

(a) trong các thời hạn nhất định được quy định trong luật và quy định của Bên đó; hoặc

(b) trong một khoảng thời gian hợp lý,

Người đệ đơn có quyền hoặc tiếp tục kháng nghị hoặc khiếu nại tới cơ quan hành chính hoặc cơ quan tư pháp, hoặc yêu cầu trợ giúp khác tới cơ quan tư pháp.3

5. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng người được đề cập tới tại khoản 1 được thông báo về lý do của quyết định hành chính để người đó có thể viện tới thủ tục kháng nghị hoặc khiếu nại khi cần thiết.

6. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng người được đề cập trong khoản 1 không bị đối xử bất lợi chỉ vì người đó tìm cách kháng nghị về một quyết định hành chính hoặc thiếu sót được đề cập tại khoản 1.

7. Mỗi Bên được khuyến khích áp dụng Điều này cho quyết định hành chính do cơ quan biên giới có liên quan mà không phải là cơ quan hải quan ban hành.

8. Quyết định và cơ sở cho quyết định của một kháng nghị hay khiếu nại hành chính hoặc tư pháp phải ban hành bằng văn bản.

Điều 4.19: Hợp tác hải quan

1. Cơ quan hải quan của mỗi Bên, nếu phù hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan của các Bên khác, về lĩnh vực liên quan đến:

(a) việc áp dụng và thực hiện Chương này;

(b) xây dựng và áp dụng thông lệ hải quan tốt nhất và kỹ thuật quản lý rủi ro;

(c) đơn giản hóa và hài hòa háo thủ tục hải quan;

(d) nâng cao kỹ năng công nghệ và sử dụng công nghệ;

(e) áp dụng Hiệp định trị giá hải quan; và

(f) những vấn đề hải quan khác mà các Bên có thể thống nhất quyết định.

2. Mỗi Bên, trong phạm vi có thể, cung cấp cho các Bên khác thông báo kịp thời về bất kỳ thay đổi hành chính quan trọng nào, sửa đổi luật hoặc quy định, hoặc các biện pháp tương tự liên quan đến luật hoặc quy định của mình điều chỉnh đến hoạt động xuất nhập khẩu, có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Chương này. Thông báo được ban hành bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ của Bên đó và sẽ được cung cấp cho đầu mối liên hệ được chỉ định theo Điều 4.20 (Tham vấn và Đầu mối liên hệ).

3. Cơ quan hải quan của một Bên có thể, nếu thấy thích hợp, chia sẻ với các Bên khác thông tin và kinh nghiệm về phát triển quản lý hải quan.

4. Mỗi Bên, trong chừng mực có thể và có thể thực hiện được, hợp tác theo các điều khoản đã được hai bên đồng ý với các Bên khác có chung đường biên giới nhằm phối hợp các thủ tục tại các cửa khẩu biên giới để tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới.

Điều 4.20: Tham vấn và Đầu mối liên hệ

1. Một Bên có thể yêu cầu tham vấn với Bên khác bất kỳ lúc nào về bất kỳ vấn đề hải quan quan trọng nào phát sinh từ việc thực hiện hoặc áp dụng Chương này, cung cấp các chi tiết liên quan đến vấn đề đó. Các cuộc tham vấn như vậy sẽ được thực hiện thông qua các đầu mối liên lạc tương ứng được chỉ định trong khoản 3 và sẽ bắt đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ khi các Bên liên quan quyết định khác.

2. Trong trường hợp những tham vấn đó không giải quyết được vấn đề, Bên đề nghị tham vấn có thể đưa vấn đề đó tới Ủy ban về hàng hóa.

3. Mỗi Bên, trong vòng 30 ngày kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực với Bên đó, phải chỉ định một hoặc nhiều đầu mối liên lạc theo mục đích của Chương này và thông báo cho các Bên khác chi tiết thông tin liên lạc và thông tin khác có liên quan nếu có. Mỗi Bên cần nhanh chóng thông báo cho các Bên khác về bất cứ thay đổi nào về những đầu mối liên lạc này.

Điều 4.21: Sắp xếp thực hiện

Do mức độ sẵn sàng của các bên trong việc thực thi một số cam kết trong Chương này là khác nhau, các Bên sẽ có một khoảng thời gian xác định tại Phụ lục 4A (Thời hạn để thực thi các cam kết) mà trong khoảng thời gian đó Bên đó sẽ bắt đầu thực hiện đầy đủ những cam kết cụ thể.

PHỤ LỤC 4A

THỜI HẠN THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT

Nhằm mục đích của Phụ lục này, số năm, ví dụ “năm năm”, có nghĩa là việc thực hiện đầy đủ các quy định liên quan của các Điều phải được tiến hành trong vòng số năm cam kết đó tính từ ngày Hiệp định có hiệu lực; và ngày xác định, ví dụ như “28 tháng 2 năm 2022” là kết thúc thời hạn phải thực thi đầy đủ các cam kết đã được chỉ ra.

Lưu ý: Khi một điều được liệt kê ở dưới mà không có tham chiếu đến khoản cụ thể, tất cả các quy định của Điều đó phải tuân theo thời hạn thực hiện đã được xác định.

Brunei Darussalam

Điều 4.13

Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho Doanh nghiệp ưu tiên

28/2/2022

Điều 4.18

Rà soát và Khiếu nại

31/3/2023

Cam-pu-chia

Điều 4.9

Xử lý trước khi hàng đến

5 năm

Điều 4.11

Giải phóng Hàng hóa

 

 

2. Thời hạn giải phóng hàng hóa (ở phạm vi có thể trong vòng 48 giờ kể từ khi hàng đến và xuất trình các thông tin cần thiết)

5 năm

 

6. Giải phóng hàng hóa dễ hư hỏng (ở phạm vi có thể ít hơn sáu giờ)

5 năm

 

8. Thủ tục và cơ sở hạ tầng lưu kho đối với hàng hóa dễ hư hỏng

 

Điều 4.12

Ứng dụng Công nghệ Thông tin

 

 

2. Sử dụng công nghệ thông tin bao gồm việc xuất trình dữ liệu trước khi hàng đến và hệ thống quản lý rủi ro điện tử hoặc tự động

5 năm

 

4. Tính tương đương về mặt pháp lý của các chứng từ quản lý thương mại được xuất trình dưới hình thức điện tử

5 năm

 

5. Các tiêu chuẩn hoặc phương thức quốc tế

5 năm

 

6. Hợp tác với các Bên khác và trong các diễn đàn quốc tế để thúc đẩy việc chấp thuận chứng từ quản lý thương mại được xuất trình dưới hình thức điện tử

5 năm

Điều 4.13

Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho Doanh nghiệp ưu tiên

 

Điều 4.15

Các lô hàng Chuyển phát nhanh

 

 

1. Phạm vi của các thủ tục đối với lô hàng chuyển phát nhanh, bao gồm:

 

 

(a) Xử lý trước khi hàng đến

5 năm

 

(b) Xuất trình thông tin 1 lần

5 năm

 

(c) Giảm thiểu các yêu cầu về chứng từ

5 năm

 

(d) Giải phóng các lô hàng chuyển phát nhanh một cách nhanh nhất có thể, và trong vòng 6 giờ khi có thể.

5 năm

 

(e) Các biện pháp đối xử tại các điểm (a) đến (d) liên quan đến trọng lượng hoặc trị giá hải quan của lô hàng chuyển phát nhanh

5 năm

Điều 4.19

Hợp tác Hải quan

5 năm

Trung Quốc

Điều 4.4

Tính nhất quán

5 năm

Indonesia

Điều 4.10

Xác định trước

28/2/2022

Điều 4.14

Quản lý rủi ro

28/2/2022

Lào

Điều 4.10

Xác định trước

 

 

2. Hiện diện hoặc đăng ký pháp lý của người nộp đơn

3 năm

 

3. Thủ tục ban hành xác định trước

3 năm

 

7. Hiệu lực của xác định trước

 

 

8. Thông báo cho người nộp đơn về lý do thu hồi, thay đổi, hoặc làm vô hiệu lực  một xác định trước

 

 

9. Thu hồi, thay đổi và làm mất hiệu lực một xác định trước có hiệu lực hồi tố

5 năm

 

10. Một xác định trước phải có tính ràng buộc pháp lý

5 năm

 

11. Công bố thủ tục xác định trước

 

 

12. Công bố thông tin về xác định trước

3 năm

Điều 4.11

Giải phóng hàng hóa

 

 

1. Áp dụng hoặc duy trì thủ tục hải quan đơn giản

3 năm

 

2. Thời hạn giải phóng hàng hóa (ở phạm vi có thể trong vòng 48 giờ kể từ khi hàng đến và xuất trình các thông tin cần thiết)

3 năm

 

3. Lựa chọn hàng hóa để kiểm tra thêm

3 năm

 

4. Giải phóng hàng hóa trước quyết định cuối cùng về thuế hải quan, thuế khác, phí và lệ phí

3 năm

 

5. Quyền kiểm tra, giữ lại, bắt, hoặc tịch thu hàng hóa

3 năm

 

6. Giải phóng hàng hóa dễ hư hỏng (ở phạm vi có thể ít hơn sáu giờ)

5 năm

 

7. Ưu tiên đối với hàng hóa dễ hư hỏng khi lên lịch kiểm tra hàng

3 năm

 

8. Cơ sở hạ tầng lưu kho và thủ tục đối với hàng hóa dễ hư hỏng

5 năm

Điều 4.12

Ứng dụng Công nghệ Thông tin

 

 

2. Sử dụng công nghệ thông tin bao gồm việc xuất trình dữ liệu trước khi hàng đến và các hệ thống quản lý rủi ro điện tử hoặc tự động

3 năm

 

3. Cung cấp cho công chúng chứng từ quản lý thương mại dưới dạng điện tử

3 năm

 

4. Tính tương đương về mặt pháp lý của các chứng từ quản lý thương mại được xuất trình dưới hình thức điện tử

5 năm

 

5. Các chuẩn mực và phương thức quốc tế

5 năm

 

6. Hợp tác với các Bên khác và trong các diễn đàn quốc tế để thúc đẩy việc chấp nhận chứng từ quản lý thương mại được xuất trình dưới hình thức điện tử

5 năm

Điều 4.13

Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho Doanh nghiệp ưu tiên

5 năm

Điều 4.14

Quản lý rủi ro

 

 

1. Áp dụng hoặc duy trì hệ thống quản lý rủi ro

3 năm

Điều 4.15

Các lô hàng Chuyển phát nhanh

 

 

1. Phạm vi của các thủ tục đối với lô hàng chuyển phát nhanh, bao gồm:

 

 

(a) Xử lý trước khi hàng đến

3 năm

 

(b) Xuất trình thông tin 1 lần

5 năm

 

(c) Giảm thiểu các yêu cầu về chứng từ

5 năm

 

(d) Giải phóng các lô hàng chuyển phát nhanh một cách nhanh nhất có thể, và trong vòng 6 giờ khi có thể.

5 năm

 

(e) Các biện pháp đối xử tại các điểm (a) đến (d) liên quan đến trọng lượng hoặc trị giá hải quan của lô hàng chuyển phát nhanh

5 năm

 

(f) Quy định trị giá tối thiểu hoặc thuế tối thiểu của lô hàng theo đó thuế và thuế khác sẽ không được thu

 

 

2. Quyền kiểm tra, giữ lại, bắt, tịch thu, hoặc từ chối cho nhập hàng hóa, hoặc tiến hành kiểm tra sau thông quan; quyền yêu cầu thông tin bổ sung và các yêu cầu cấp phép không tự động

5 năm

Malaysia

Điều 4.15

Hàng chuyển phát nhanh

28/2/2022

Mi-an-ma

Điều 4.4

Tính nhất quán

5 năm

Điều 4.5

Tính minh bạch

5 năm

Điều 4.6

Các điểm hỏi đáp

2 năm

Điều 4.7

Thủ tục hải quan

5 năm

Điều 4.9

Xử lý trước khi hàng đến

5 năm

Điều 4.10

Xác định trước

5 năm

 

1. Ban hành xác định trước và các loại xác định trước (liên quan đến điểm (b))

5 năm

(Quy tắc xuất xứ)

 

2. Hiện diện hoặc đăng ký pháp lý của người nộp đơn (liên quan đến khoản 1(b))

5 năm

(Quy tắc xuất xứ)

 

3. Các thủ tục ban hành xác định trước (liên quan đến khoản 1(b))

5 năm

(Quy tắc xuất xứ)

 

4. Thời hạn ban hành xác định trước (liên quan đến khoản (b))

5 năm

(Quy tắc xuất xứ)

 

5. Thông báo cho người nộp đơn về việc từ chối ban hành xác định trước (liên quan đến khoản 1(b))

5 năm

(Quy tắc xuất xứ)

 

6. Từ chối yêu cầu xác định trước khi thông tin bổ sung không được cung cấp trong khoảng thời gian quy định (liên quan đến khoản 1(b))

5 năm

(Quy tắc xuất xứ)

 

7. Hiệu lực của xác định trước (liên quan đến các khoản 1(b) và (c))

5 năm

(Quy tắc xuất xứ và Xác định t giá)

 

8. Thông báo cho người nộp đơn lý do thu hồi, thay đổi, hoặc làm mất hiệu lực của một xác định trước (liên quan đến các khoản 1(a), (b), và (c))

5 năm

(Phân loại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, và Xác định trị giá)

 

9. Thu hồi, thay đổi và làm mất hiệu lực của một xác định trước với hiệu lực hồi tố (liên quan đến các khoản 1(a), (b), và (c))

5 năm

(Phân loại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, và Xác định trị giá)

 

10. Một xác định trước phải có giá trị ràng buộc (liên quan đến khoarn 1(b))

5 năm

(Quy tắc xuất xứ)

 

11. Công bố thủ tục xác định trước (liên quan đến khoản 1(b))

5 năm

(Quy tắc xuất xứ)

 

12. Công bố thông tin về xác định trước (liên quan đến khoản 1(b))

5 năm

(Quy tắc xuất xứ)

Điều 4.11

Giải phóng hàng hóa

 

 

2. Thời hạn giải phóng hàng hóa (ở phạm vi có thể trong vòng 48 giờ kể từ khi hàng đến và xuất trình các thông tin cần thiết)

5 năm

 

3. Lựa chọn hàng hóa để kiểm tra thêm

5 năm

 

4. Giải phóng hàng hóa trước quyết định cuối cùng về thuế hải quan, thuế khác, phí và lệ phí

5 năm

 

6. Giải phóng hàng hóa dễ hư hỏng (ở phạm vi có thể ít hơn sáu giờ)

5 năm

Điều 4.12

Ứng dụng Công nghệ Thông tin

5 năm

Điều 4.13

Các biện pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ưu tiên

5 năm

Điều 4.14

Quản lý rủi ro

 

 

2. Thiết kế và áp dụng quản lý rủi ro

5 năm

 

3. Tập trung kiểm soát hải quan đối với các lô hàng rủi ro cao và đẩy nhanh giải phóng các lô hàng rủi ro thấp. Lựa chọn ngẫu nhiên các lô hàng như là một phần của quản lý rủi ro

5 năm

Điều 4.15

Các lô hàng Chuyển phát nhanh

 

 

1. Phạm vi của các thủ tục đối với lô hàng chuyển phát nhanh, bao gồm:

 

 

(a) Xử lý trước khi hàng đến

5 năm

 

(b) Xuất trình thông tin 1 lần

5 năm

 

(c) Giảm thiểu các yêu cầu về chứng từ

5 năm

 

(d) Giải phóng các lô hàng chuyển phát nhanh một cách nhanh nhất có thể, và trong vòng 6 giờ khi có thể.

5 năm

 

(e) Các biện pháp đối xử tại các điểm (a) đến (d) liên quan đến trọng lượng hoặc trị giá hải quan của lô hàng chuyển phát nhanh

5 năm

 

(f) Quy định trị giá tối thiểu hoặc thuế tối thiểu của lô hàng theo đó thuế và thuế khác sẽ không được thu

5 năm

Điều 4.16

Kiểm tra sau thông quan

 

 

2. Lựa chọn người hoặc hàng hóa để kiểm tra sau thông quan

5 năm

 

3. Sử dụng thông tin có được trong kiểm tra sau thông quan cho các thủ tục tố tụng hành chính hoặc tư pháp

5 năm

 

4. Sử dụng các kết quả kiểm tra sau thông quan trong áp dụng quản lý rủi ro

5 năm

Điều 4.17

Nghiên cứu thời gian giải phóng hàng

5 năm

Điều 4.19

Hợp tác hải quan

5 năm

Điều 4.20

Tham vấn và Đầu mối liên lạc

5 năm

Việt Nam

Điều 4.9

Xử lý trước khi hàng đến

31/12/2023

Điều 4.10

Xác định trước

31/12/2021

Điều 4.11

Giải phóng hàng hóa

31/12/2021

Điều 4.13

Các biện pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ưu tiên

31/12/2023

Điều 4.14

Quản lý rủi ro

31/12/2023

Điều 4.15

Hàng chuyển phát nhanh

 

 

1. Phạm vi thủ tục đối với hàng chuyển phát nhanh:

 

 

(d) Giải phóng hàng chuyển phát nhanh trong thời gian nhanh nhất có thể, và trong vòng 6 giờ nếu có thể

31/12/2023

Điều 4.16

Kiểm tra sau thông quan

31/12/2021

 

 

1 Các biện pháp được liệt kê tại điểm (a) đến (g) sẽ được coi là quy định cho doanh nghiệp ưu tiên nếu nó thường quy định cho tất cả các doanh nghiệp.

2 Brunei Darussalam có thể tuân theo khoản này qua việc thành lập hoặc duy trì một cơ quan độc lập để thực hiện đánh giá khách quan về quyết định đó.

3 Không nội dung nào trong khoản này cấm một Bên ghi nhận việc không trả lời về mặt hành chính kháng nghị hoặc khiếu nại, được xem như là một quyết định có lợi cho người khởi kiện theo luật và quy định của Bên đó.

Chia sẻ bài viết lên facebook 7,162

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079