Nghị định 77/2025: Trường hợp nào bất động sản thuộc quyền sở hữu toàn dân

14/04/2025 17:20 PM

Sau đâu là bài viết có nội dung về trường hợp nào bất động sản thuộc quyền sở hữu toàn dân được quy định trong Nghị định 77/2025/NĐ-CP.

 

Nghị định 77/2025: Trường hợp nào bất động sản thuộc quyền sở hữu toàn dân

Nghị định 77/2025: Trường hợp nào bất động sản thuộc quyền sở hữu toàn dân (Hình từ Internet)

Ngày 01/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Nghị định 77/2025: Trường hợp nào bất động sản thuộc quyền sở hữu toàn dân

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 77/2025/NĐ-CP thì  tài sản là bất động sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trong các trường hợp sau:

- Bất động sản vô chủ, gồm:

+ Bất động sản không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự.

+ Bất động sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Phần quyền sở hữu bất động sản khi một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế theo quy định tại khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015. (đối với trường hợp tài sản là di sản không có người thừa kế)

Điều 218. Định đoạt tài sản chung

...

4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là bất động sản

Theo đó, Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là bất động sản được quy định cụ thể tại Điều 25 Nghị định 77/2025/NĐ-CP như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có tài sản) quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với:

+ Tài sản là bất động sản vô chủ; di sản không có người thừa kế; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

+ Tài sản của các vụ việc xử lý bao gồm cả bất động sản và động sản.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi có tài sản) quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.

Hồ sơ xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với bất động sản vô chủ

Cụ thể, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự mà không xác định được ai là chủ sở hữu của bất động sản, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về bất động sản vô chủ (Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp xã) có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch. Hồ sơ gồm:

- Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản từ khi phát hiện: bản chính.

- Bảng kê địa điểm, diện tích, hiện trạng bất động sản: bản chính.

- Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản: bản sao.

(Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 77/2025/NĐ-CP)

Trên đây là nội dung về “Nghị định 77/2025: Trường hợp nào bất động sản thuộc quyền sở hữu toàn dân”

Xem thêm tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/4/2025.

Chia sẻ bài viết lên facebook 46

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079