Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) đã bổ sung quy định về khoanh tiền nợ thuế.
Theo đó, sẽ thực hiện khoanh tiền nợ thuế với các trường hợp sau đây:
- Người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
- Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD) để làm thủ tục giải thể, cơ quan ĐKKD đã thông báo người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về ĐKKD nhưng người nộp thuế chưa hoàn thành thủ tục giải thể.
- Người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan ĐKKD, cơ quan quản lý thuế đã phối hợp với UBND cấp xã nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc để kiểm tra, xác minh thông tin người nộp thuế không hiện diện tại địa bàn và thông báo trên toàn quốc về việc người nộp thuế hoặc đại diện theo pháp luật của người nộp thuế không hiện diện tại địa chỉ nơi người nộp thuế có trụ sở, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế.
- Người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Ngoài ra, khoản 6 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
...
6. Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
Chính phủ sẽ quy định thủ tục, hồ sơ, thời gian khoanh nợ đối với trường hợp được khoanh nợ.
Châu Thanh