Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, một số nội dung của phương án phát triển cụm công nghiệp được sửa đồi, bổ sung như sau:
- Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp;
(Hiện hành, “phương án phát triển” được gọi là “quy hoạch”).
- Đánh giá thực hiện các mục tiêu, nội dung chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên trên địa bàn;
Dự kiến mục tiêu, nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ yếu, ưu tiên và dự báo các yếu tố thuận lợi, khó khăn tác động đến phát triển các cụm công nghiệp trong thời kỳ quy hoạch;
Dự báo nhu cầu mặt bằng của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các cụm công nghiệp;
(Hiện hành, đánh giá, dự kiến nhu cầu phát triển các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các yếu tố tác động đến phát triển cụm công nghiệp).
- Đánh giá hiện trạng, tiến độ xây dựng, hiệu quả đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn; tình hình thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, quản lý cụm công nghiệp;
Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường, biện pháp xử lý môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội của từng cụm công nghiệp; những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân;
(Hiện hành, đánh giá hiện trạng, tiến độ triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tình hình thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, hiệu quả hoạt động của từng cụm công nghiệp; những mặt đạt được, tồn tại và nguyên nhân).
- Xây dựng các kịch bản phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn; mỗi kịch bản có thuyết minh đối với từng cụm công nghiệp gồm tên gọi, vị trí, diện tích, hiện trạng đất đai trên nguyên tắc hạn chế sử dụng đất đã quy hoạch trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; ngành nghề hoạt động (định hướng các ngành, nghề có tính liên kết, trong cùng chuỗi giá trị của sản phẩm, dịch vụ);
Giải trình cơ sở điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp; giải pháp thu hút đầu tư, dự kiến tiến độ thành lập, đầu tư hạ tầng, thu hút lấp đầy và tạo việc làm cho người lao động địa phương;
Đánh giá khả năng kết nối hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài cụm công nghiệp và các yếu tố thuận lợi, khó khăn;
(Hiện hành, định hướng phân bố, phát triển các cụm công nghiệp, luận chứng quy hoạch từng cụm công nghiệp gồm: Tên, địa điểm, diện tích, hiện trạng đất đai trên nguyên tắc hạn chế sử dụng đất đã quy hoạch trồng lúa, ngành nghề hoạt động, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật ngoài cụm công nghiệp; nhu cầu thuê đất, thuê lại đất của cụm công nghiệp và các yếu tố thuận lợi, khó khăn).
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của các kịch bản phát triển cụm công nghiệp; đề xuất một kịch bản tối ưu làm phương án phát triển kèm theo danh mục các cụm công nghiệp dự kiến phát triển và thể hiện trên bản đồ gồm: tên gọi, vị trí, diện tích, ngành nghề hoạt động, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật;
(Hiện hành, dự kiến danh mục quy hoạch các cụm công nghiệp theo các phương án; lựa chọn một phương án và thể hiện trên bản đồ quy hoạch (gồm: Tên gọi, vị trí, diện tích, ngành nghề hoạt động, dự kiến tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giai đoạn quy hoạch)).
- Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp;
(Hiện hành, dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp; các giải pháp về cơ chế, chính sách, khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư; phương án tổ chức thực hiện quy hoạch).
Giải pháp đánh giá, xử lý hiện trạng môi trường, dự báo tác động, biện pháp xử lý môi trường của các cụm công nghiệp dự kiến trong phương án phát triển, đặc biệt cụm công nghiệp đã thành lập, hoạt động trên địa bàn và tổ chức thực hiện.
(Hiện hành, đánh giá hiện trạng môi trường, công tác quản lý môi trường của các cụm công nghiệp đã thành lập trên địa bàn; dự báo tác động, biện pháp xử lý môi trường của các cụm công nghiệp dự kiến quy hoạch).
Nghị định 66/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2020.
Thùy Liên