Tuy nhiên, để thực hiện quyền khởi
kiện thì người khởi kiện phải tuân theo những thủ tục do pháp luật quy
định, trong đó vấn đề thời hiệu khởi kiện là một trong những vấn đề cần
được đặc biệt quan tâm bởi lẽ nó liên quan mật thiết đến người khởi kiện
đó là còn hay mất quyền khởi kiện.
|
Hình minh họa |
Theo quy định tại Điều 104 Luật Tố
tụng hành chính, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cá nhân, cơ quan, tổ
chức được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết
thúc thì mất quyền khởi kiện.
Trước đây theo quy định của pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì thời hiệu khiếu kiện hành
chính là 30 ngày hoặc 45 ngày tuỳ từng trường hợp. Hiện nay, theo Luật
tố tụng hành chính thì thời hiệu khởi kiện được tính căn cứ vào nội dung
đơn kiện.
Theo đó, thời hiệu khởi kiện hành vi
hành chính về đất đai theo Luật đất đai; thời hiệu khởi kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc là 1
năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc...
Có thể thấy, sự phong phú trong thời
hiệu khởi kiện hành chính là phù hợp với thực tiễn quản lý hành chính.
Tuy nhiên, chính sự phong phú này sẽ gây khó khăn cho người đi kiện bởi
lẽ buộc họ phải nắm chắc, hiểu rõ các loại thời hiệu khác nhau dành cho
các loại việc khác nhau nên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho
người dân là điều hết sức quan trọng.
Chúng tôi xin đề cập đến vấn đề hiện
đang có rất nhiều tranh luận trên các diễn đàn về thời hiệu khởi kiện vụ
án hành chính được quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 56/2010/QH12 về
việc thi hành Luật tố tụng hành chính.
Theo quy định tại điều này thì: “Trong
thời hạn 01 năm kể từ ngày luật tố tụng hành chính có hiệu lực, người
khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi
hành chính về quản lý đât đai đến Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương từ ngày 01/6/2006 đến ngày luật này có hiệu lực, nếu khiếu nại
không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại
không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện
tại Toà án nhân dân theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
Với quy định này, vấn đề hiện đang
được tranh luận là thời điểm sau ngày 1/7/2012 người khiếu nại đã thực
hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý
đất đai đến Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01/6/2006 có
còn quyền khởi kiện ra Toà nữa hay không?.
Về vấn đề này, Điều 3 của Nghị quyết
số 01/2011/NQ-HĐTP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 56/2010/QH12
về việc thi hành Luật tố tụng hành chính đã quy định cụ thể.
Theo nội dung Điều 3 Nghị quyết
56/2010/QH12 thì trường hợp người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại
quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai đến Chủ
tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 1/6/2006 đến ngày 1/7/2011 mà
không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại
không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện
tại TAND có thẩm quyền đến hết ngày 1/7/2012; sau ngày 1/7/2012, người
khiếu nại thuộc trường hợp trên không còn quyền khởi kiện ra Toà nữa vì
đã hết thời hiệu khởi kiện.
Do đó, để tạo điều kiện cho người dân
nắm rõ thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính, hạn chế việc mắc sai lầm
về thời hiệu khởi kiện trong trường hợp họ muốn khiếu kiện nhưng bị mất
quyền khởi kiện do đã hết thời hiệu khởi kiện và vụ việc bế tắc, nhiều
người dân phải chịu oan ức, thiệt thòi thì vấn đề quan trọng là nâng cao
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân để họ hiểu và
dự liệu trước các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình từ đó họ sẽ nắm được
các quy định về thời hiệu, đặc biệt là các đặc trưng của tố tụng hành
chính đòi hỏi thời hiệu khởi kiện không thể quá ngắn để đảm bảo cho
người dân có đủ thời gian chuẩn bị chứng cứ, nhưng cũng không thể quá
dài vì đặc thù của việc giải quyết các khiếu kiện hành chính để khởi
kiện vụ việc ra Toà đúng quy định của pháp luật.
Mặt khác, việc quy định điều kiện
khiếu nại trước ngày 1/7/2011 cho đến ngày 1/7/2012 là đã mở rộng hơn về
thời hiệu khởi kiện, bởi chỉ tính khoảng thời gian từ 1/7/2011 đến
1/7/2012 là đã hết thời hiệu rồi chứ chưa tính đến khoảng thời gian
khiếu nại trước đó.
Việc người dân không biết là do công
tác tuyên truyền pháp luật chứ không thể buộc các cơ quan pháp luật phải
chạy theo dân để nói cho họ được. Vấn đề là họ buộc phải biết nếu như
họ có vấn đề muốn khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa.
Hồng Hạnh
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN