13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2021

22/09/2020 10:54 AM

Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) bao gồm:

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (ảnh minh họa)

(1) Hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 177 BLLĐ 2019.

(2) Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

(3) Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.

(4) NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

(5) NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(6) NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

(7) Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

(8) NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải.

(9) NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.

(10) NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019.

(11) NSDLĐ cho NLĐ thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 BLLĐ 2019.

(12) Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

(13) Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong HĐLĐ mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Hiện hành, Bộ luật lao động 2012 (có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2020) quy định các trường hợp chấm dứt HĐLĐ gồm:

1. Hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 192 BLLĐ 2012.

2. Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ.

4. NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định.

5. NLĐ bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định.

9. NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định.

10. NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định; NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

>>> Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải được quy định như thế nào?

Thanh Lợi

Chia sẻ bài viết lên facebook 43,773

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079