(1) Được nhận bảng kê trả lương mỗi lần nhận lương, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có). Đây là điểm mới, chưa có ở Luật Lao động 2012.
"Thực tế hiện nay nhiều người lao động nhận lương nhưng không biết mình đã bị trừ những khoản tiền gì, đóng thuế bao nhiêu, đóng BHXH bao nhiêu... Luật mới đã quy định rõ ràng, giúp người lao động có thêm thông tin về tiền lương của bản thân, đảm bảo quyền và lợi ích của mình." - Đây là chia sẻ của Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
(2) Được đền bù một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi NSDLĐ mở tài khoản trả lương cho NLĐ công bố tại thời điểm trả lương nếu bị trả lương chậm từ 15 ngày trở lên.
(Hiện hành, số tiền đền bù sẽ được tính theo lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương; nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương).
(3) Không phải trả phí mở tài khoản nếu trả lương qua ngân hàng (hiện hành là hai bên thỏa thuận).
Căn cứ pháp lý:
- Điều 95, 97 Bộ luật Lao động 2019.
- Điều 94, 96 Bộ luật Lao động 2012.
Xem thêm: 10 điểm mới về lương, thưởng từ năm 2021 NLĐ cần biết
Quý Nguyễn