Nghiên cứu sử dụng đất hiếm cho sản xuất hóa chất cơ bản (Ảnh minh họa)
Cụ thể, một số giải pháp cụ thể đối với phân ngành hóa chất cơ bản như sau:
Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu đất hiếm phục vụ sản xuất hóa chất cơ bản. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án sản xuất muối công nghiệp trong nước; đầu tư thiết bị công nghệ sản xuất muối công nghiệp đáp ứng yêu cầu cho sản xuất hóa chất như xút, sô đa,....
Huy động vốn liên doanh, liên kết, đầu tư nước ngoài đầu tư các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, chế biến sâu nguyên liệu phục vụ sản xuất. Ưu tiên cho các doanh nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả vay vốn để đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Ưu đãi thuế nhập khẩu đối với những loại nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu; nâng thuế nhập khẩu trong phạm vi cho phép đối với các loại thành phẩm và sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được.
Đầu tư các xe sản xuất, nạp thuốc nổ di động nhằm tăng khả năng cơ giới hóa, đồng bộ hóa trong lĩnh vực khai thác mỏ; ưu tiên sử dụng và sản xuất kíp nổ điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường, khí hậu, địa chất và số hóa khai thác; đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước về an ninh, an toàn, trật tự xã hội trên cơ sở kiểm soát phương tiện kích nổ thông qua mã nhận dạng ID riêng biệt và quản lý bằng mã xử lý nhanh QR code.
Ngoài ra, đối với ngành hóa dầu, cần sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu khí thiên nhiên, khí đồng hành cho phát triển ngành hóa dầu để đẩy mạnh phát triển các hóa chất hữu cơ cơ bản thông qua các dự án hóa dầu;
Xây dựng và áp dụng cơ chế khuyến khích sử dụng nguồn khí cho các dự án hóa dầu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nguồn nguyên liệu này và có cơ chế ưu đãi khuyến khích các dự án hóa dầu từ nguồn nguyên liệu thay thế như biomas, hydro xanh, hydro lam,... không từ nguồn nguyên liệu hóa thạch truyền thống.
Xem chi tiết tại Quyết định 726/QĐ-TTg ngày 16/6/2022.
Châu Thanh