Biên chế cán bộ, công chức, viên chức của Tòa án nhân dân giai đoạn 2022 - 2026

03/10/2022 17:35 PM

Xin cho hỏi giai đoạn 2022 - 2026 (đến hết năm 2026), tổng biên chế của Tòa án nhân dân là bao nhiêu? - Trọng Tấn (Đà Nẵng)

Biên chế cán bộ, công chức, viên chức của Tòa án nhân dân giai đoạn 2022 - 2026

Biên chế cán bộ, công chức, viên chức của Tòa án nhân dân giai đoạn 2022 - 2026

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Biên chế của Tòa án nhân dân giai đoạn 2022 - 2026 

Ngày 28/9/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 609/NQ-UBTVQH15 về biên chế của các Tòa án nhân dân giai đoạn 2022 - 2026.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: Tổng biên chế của các Tòa án nhân dân giai đoạn 2022 - 2026 (đến hết năm 2026) là 15.237 biên chế, gồm 15.137 cán bộ, công chức và 100 viên chức.

Căn cứ quy định về quản lý biên chế của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết 609/NQ-UBTVQH15 và các Nghị quyết khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số lượng Thẩm phán của Tòa án nhân dân các cấp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định giao biên chế cho các Tòa án nhân dân; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện nghiêm công tác quản lý biên chế theo quy định.

2. Số lượng Thẩm phán, biên chế của Tòa án nhân dân

Theo Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, số lượng Thẩm phán, biên chế của Tòa án nhân dân được quy định như sau:

- Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể:

Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Số lượng Thẩm phán Tòa án khác, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án và tổng biên chế của Tòa án nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.

- Số lượng Thẩm phán, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án quân sự và tổng biên chế của Tòa án quân sự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Căn cứ vào tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

+ Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án khác; công chức khác, viên chức và người lao động của các đơn vị trực thuộc các Tòa án nhân dân;

+ Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3. Các ngạch Thẩm phán

- Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

+ Thẩm phán cao cấp;

+ Thẩm phán trung cấp;

+ Thẩm phán sơ cấp.

- Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán cao cấp.

- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp.

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp.

- Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

(Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

4. Tiêu chuẩn chung của Thẩm phán

Tiêu chuẩn chung của Thẩm phán được quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, bao gồm:

- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

- Có trình độ cử nhân luật trở lên.

- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xem thêm: Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán năm 2022

Chia sẻ bài viết lên facebook 6,220

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079