Giải đáp vướng mắc về thuế TNDN với khoản lãi tiền gửi ngân hàng chưa đáo hạn (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 23/11/2022, Cục Thuế TP. Hà Nội có Công văn 57306/CTHN-TTHT về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản lãi tiền gửi chưa đáo hạn.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp |
= |
( |
Thu nhập tính thuế |
- |
Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) |
) |
x |
Thuế suất thuế TNDN |
* Thu nhập tính thuế
Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định về xác định thu nhập tính thuế như sau:
- Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế |
= |
Thu nhập chịu thuế |
- |
Thu nhập được miễn thuế |
+ |
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
- Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế |
= |
Doanh thu |
- |
Chi phí được trừ |
+ |
Các khoản thu nhập khác |
* Các khoản thu nhập khác
Trong đó, tại Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) có quy định về các khoản thu nhập khác, trong đó có khoản lãi tiền gửi như sau:
Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.
- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.
(Khoản 7 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC)
* Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) như sau:
- Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.
- Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.
Tại Công văn 57306/CTHN-TTHT, Cục Thuế TP. Hà Nội có giải đáp như sau:
Căn cứ các quy định nêu trên, pháp luật thuế TNDN không quy định việc xác định khoản thu nhập dự kiến thu được nhưng chưa thực tế phát sinh được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế.
Trường hợp doanh nghiệp thực tế phát sinh khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế của kỳ tính thuế thực tế phát sinh thu nhập theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) nêu trên.
Văn Trọng