Theo đó, chính sách GSP mới sẽ có hiệu lực từ 1.1.2014 áp dụng thuế suất thấp nhất bằng 0 cho các nền kinh tế kém phát triển, thu nhập thấp hoặc trung bình thấp và VN nằm trong nhóm đối tượng hưởng GSP tiêu chuẩn cùng với 38 quốc gia khác.
Ông Trần Ngọc Quân, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường EU, Bộ Công thương, cho biết nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của VN sẽ hưởng lợi lớn từ chính sách GSP gồm giày dép, gỗ, nguyên liệu dệt, hàng điện tử… Bộ Công thương khuyến nghị đối với các nhóm hàng này, doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiếp cận thị trường, tìm mọi cách chiếm lĩnh thị phần khi mà Trung Quốc (đối thủ cạnh tranh chính) bị áp thuế MFN (hơn GSP trung bình 3,5 điểm %). Tuy nhiên một số nhóm hàng có nguy cơ vượt ngưỡng cho phép 17,5% (14,5% đối với dệt may) như cà phê, chè, thủy sản, nhựa… nên không được hưởng ưu đãi GSP nữa. Vì thế, khuyến cáo của cơ quan chức năng là VN nên đa dạng hóa thị trường xuất khẩu vào các nước có ưu đãi GSP như Nhật Bản, Canada… Ngoài ra, cuối năm 2016, GSP sẽ kết thúc cho VN do đây là thời gian Hiệp định Thương mại tự do VN - EU có hiệu lực.
6 tháng đầu năm, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN khi đạt 11,6 tỉ USD.
N.Trần Tâm
Theo Thanh Niên