Giá trị pháp lý của lịch sử giao dịch điện tử áp dụng từ 1/7/2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo Điều 45 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024)quy định về hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử như sau:
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập với chức năng, tính năng chính để phục vụ giao dịch điện tử, bảo đảm xác thực, tin cậy trong giao dịch điện tử.
+ Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại theo chủ quản hệ thống thông tin; chức năng, tính năng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập hằng tháng từ người sử dụng tại Việt Nam.
- Nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử là hệ thống thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024) tạo môi trường điện tử cho phép các bên thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng để phát triển sản phẩm, dịch vụ.
- Nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử là nền tảng số quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024) mà chủ quản nền tảng số độc lập với các bên thực hiện giao dịch.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều 45 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024).
Theo quy định tại Điều 47 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024) về trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử bao gồm:
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
+ Tuân thủ quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024) và pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Cung cấp thông tin bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ công tác đo lường, thống kê, giám sát, thanh tra, kiểm tra, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giao dịch điện tử; chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử;
+ Giám sát an toàn hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của mình theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
- Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
+ Tuân thủ quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024);
+ Công bố công khai, phổ biến cơ chế phản ánh vướng mắc và xử lý vướng mắc phát sinh trong giao dịch điện tử;
+ Công bố công khai, phổ biến cơ chế phản ánh và xử lý nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng số trung gian từ nguồn phản ánh được đánh giá là tin cậy;
+ Định kỳ hằng năm, báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về vụ việc đã xảy ra hoặc vụ việc có dấu hiệu, nguy cơ lợi dụng hệ thống thông tin để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
- Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô rất lớn phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
+ Tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều 46 Luật Giao dịch điện tử 2023 ( có hiệu lực từ 1/7/2024);
+ Công bố công khai nguyên tắc chung, thông số hoặc tiêu chí được sử dụng để đưa ra khuyến nghị hiển thị nội dung, hiển thị quảng cáo cho người sử dụng và cho phép người sử dụng lựa chọn phương án không sử dụng khuyến nghị hiển thị nội dung, hiển thị quảng cáo dựa trên phân tích dữ liệu về người sử dụng;
+ Cho phép người sử dụng tháo gỡ cài đặt bất kỳ ứng dụng nào được cài đặt sẵn mà không ảnh hưởng đến các tính năng kỹ thuật cơ bản để hệ thống vận hành bình thường;
+ Công bố công khai và phổ biến bộ quy tắc ứng xử áp dụng đối với các bên liên quan tham gia sử dụng hệ thống.
- Chính phủ quy định chi tiết trách nhiệm của chủ quản nền tảng số trung gian tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 46 Luật Giao dịch điện tử 2023 ( có hiệu lực từ 1/7/2024) phù hợp với quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập từ người sử dụng tại Việt Nam.
Ngoài ra, căn cứ Điều 48 Luật Giao dịch điện tử 2023 ( có hiệu lực từ 1/7/2024) quy định về báo cáo, tổng hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử như sau:
- Cơ quan nhà nước quản lý công tác báo cáo, tổng hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
- Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập, vận hành hệ thống tiếp nhận, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Giao dịch điện tử 2023 ( có hiệu lực từ 1/7/2024) theo quy định của Chính phủ; chủ trì xây dựng, ban hành hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về kỹ thuật đối với mô hình tham chiếu kết nối phục vụ chia sẻ dữ liệu bằng phương tiện điện tử, định danh thiết bị, tiêu chí tín nhiệm mạng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Theo Điều 46 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024) quy định về tài khoản giao dịch điện tử
- Tài khoản giao dịch điện tử do chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử cấp và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024).
- Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử, nhằm lưu trữ lịch sử giao dịch và bảo đảm chính xác trình tự giao dịch của chủ tài khoản, có giá trị chứng minh lịch sử giao dịch của các bên tham gia theo quy định tại Khoản 4 Điều 46 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024).
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng tài khoản giao dịch điện tử phù hợp với nhu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý để chứng minh giao dịch khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
+ Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử phải bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
+ Gắn duy nhất với một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là chủ tài khoản giao dịch điện tử;
+ Bảo đảm chính xác thời gian giao dịch từ nguồn thời gian theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
Nguyễn Phạm Nhựt Tân